spot_img

Vì sao hai quốc gia châu Á này không muốn Mỹ vỡ nợ?

Mỹ vỡ nợ có thể dẫn đến suy thoái kinh tế

Giữa lúc nước Mỹ hoang mang về khả năng vỡ nợ vào đầu tháng 6, hai chủ nợ lớn nhất của Washington là Trung Quốc và Nhật Bản cũng đang dõi theo trong lo sợ. Nợ công của Mỹ đã chạm mức trần 31.400 tỷ USD từ đầu năm nay, và nếu không sớm đạt được thỏa thuận về nâng trần nợ, nước này có thể cạn tiền mặt và hết khả năng vay thêm để thanh toán các hóa đơn chính phủ sớm nhất là vào ngày 1/6 tới.

Trong bối cảnh lo ngại việc Mỹ vỡ nợ có thể dẫn đến suy thoái kinh tế, lãi suất cao hơn và căng thẳng đối với nền kinh tế tổng thế, Trung Quốc và Nhật Bản (lần lượt là nền kinh tế lớn thứ 2 và thứ 3 thế giới) cũng đang dõi theo tình hình trong lo sợ.

Vì sao hai quốc gia châu Á này không muốn Mỹ vỡ nợ?

Chủ nợ lớn

Nhật Bản hiện là chủ nợ nước ngoài lớn nhất của Mỹ khi nắm giữ 1,1 nghìn tỷ trái phiếu kho bạc của nước này, tương đương tỷ trọng 14,7%. Trong khi đó, Trung Quốc là chủ nợ lớn thứ hai với 867 tỷ USD trái phiếu kho bạc Mỹ, tương đương tỷ trọng 11,9%.

Từ năm 2000, xuất khẩu của Trung Quốc đã bùng nổ, vào thời điểm Hoa Kỳ ủng hộ nước này gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Lượng lớn USD thu về từ hoạt động xuất khẩu đồng nghĩa với việc Bắc Kinh cần chỗ cất giữ an toàn, và trái phiếu kho bạc Mỹ – một trong những khoản đầu tư an toàn nhất thế giới là lựa chọn hàng đầu của Bắc Kinh.

Vào năm 2023, tổng giá trị trái phiếu kho bạc Mỹ do Trung Quốc nắm giữ đã tăng vọt từ 101 tỷ USD lên mức cao nhất 1.300 tỷ USD. Tuy nhiên, căng thẳng Mỹ – Trung leo thang dưới thời chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump đã khiến Bắc Kinh giảm tỷ lệ nắm giữ.

Kể từ năm 2018, khoản nợ chính phủ Mỹ Trung Quốc nắm giữ đã giảm khoảng 30%, tương đương giảm hơn 250 tỷ USD. Đến năm 2019, Nhật vượt qua Trung Quốc để nắm giữ vị trí chủ nợ nước ngoài lớn nhất của Mỹ.

Điều này có nghĩa là cả hai quốc gia châu Á này đều dễ bị tổn thương nếu Mỹ thực sự vỡ nợ vào tháng 6 tới, khiến giá trị số trái phiếu mà cả hai sở hữu sụp đổ giá trị, theo CNN.

“Do nắm giữ nhiều trái phiếu kho bạc của Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc có thể chịu thiệt hại nếu giá trị của trái phiếu này giảm mạnh”, theo Josh Lipsky và Phillip Meng, hai nhà phân tích từ Trung tâm Địa kinh tế của Hội đồng Đại Tây Dương.

Mối quan hệ cộng sinh

Ngân hàng trung ương nước ngoài thường mua trái phiếu kho bạc Mỹ như một hình thức dự trữ ngoại hối, còn các nhà đầu tư tư nhân mua loại trái phiếu này như một kênh đầu tư an toàn.

Khi giá trị trái phiếu kho bạc giảm sẽ khiến dự trữ ngoại hối của Nhật Bản và Trung Quốc giảm. Nói một cách đơn giản, hai quốc gia này sẽ có ít tiền hơn để thanh toán các mặt hàng nhập khẩu thiết yếu, nợ nước ngoài hay hỗ trợ đồng tiền nội địa.

Tuy nhiên, theo giới phân tích, việc Mỹ vỡ nợ sẽ kéo theo suy thoái kinh tế toàn cầu mới là “mối quan ngại nghiêm trọng đối với tất cả quốc gia, đặt ra rủi ro đặc biệt với sự phục hồi kinh tế vốn đã mong manh của Trung Quốc”, theo ông Lipsky và ông Meng.

Các hoạt động kinh tế của Trung Quốc trở nên sôi động hơn kể từ khi chính sách Zero Covid được gỡ bỏ hồi cuối năm 2022, tuy nhiên, hiện nay nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đang gặp phải thách thức khi tiêu dùng, đầu tư và sản lượng công nghiệp đều có dấu hiệu chững lại.

Giá tiêu dùng hầu như không thay đổi trong những tháng qua khiến áp lực giảm phát ngày càng cao. Bên cạnh đó là tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt, chạm mức kỷ lục 20,4% trong tháng 4/2023.

Trong khi đó, nền kinh tế Nhật Bản cuối cùng cũng đang dần thoát khỏi tình trạng trì trệ và giảm phát, vốn ám ảnh nước này trong nhiều thập kỷ.

Xuất khẩu được xem là một trong những trụ cột của nền kinh tế Trung Quốc.

Lạm phát giá tiêu dùng cốt lõi ở Tokyo đã tăng 3,2% trong tháng 4/2023 so với cùng kỳ trong tháng 5, chậm lại so với mức tăng của tháng trước nhưng vẫn cao hơn mục tiêu 2% của ngân hàng trung ương.

Trung Quốc và Nhật Bản đều đang phụ thuộc vào nền kinh tế lớn nhất thế giới trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp và việc làm nội địa. Washington cũng là đối tác thương mại lớn thứ hai của Tokyo.

Trong khi đó, Mỹ vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc bất chấp địa căng thẳng địa chính trị gia tăng. Năm 2022, thương mại Mỹ – Trung đạt mức cao kỷ lục 691 tỷ USD.

Lĩnh vực xuất khẩu đặc biệt quan trọng đối với Trung Quốc, khi các trụ cột kinh tế khác như bất động sản đã chững lại trong thời gian qua. Xuất khẩu đã đóng góp tới 1/5 GDP của Trung Quốc và cung cấp việc làm cho khoảng 180 triệu người.

Quan ngại và giải pháp

Theo CNN, ngay cả khi Mỹ cạn tiền và chính phủ nước này không thể đáp ứng các nghĩa vụ thanh toán của mình vào ngày 1/6 tới, khả năng Mỹ vỡ nợ có thể vẫn còn thấp.

Quan ngại và giải pháp

Xem thêm: Ngân hàng Mỹ vay FED ít hơn trong tuần, giá Vàng ở ngưỡng cao nhất trong năm

Một số nhà lập pháp Hoa Kỳ đề xuất ưu tiên thanh toán lãi trái phiếu cho những chủ nợ lớn nhất. Nếu vậy, Washington có thể ngăn chặn được tình trạng vỡ nợ lớn gây ảnh hưởng đến các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, nhưng lại chậm thanh toán các nghĩa vụ khác như lương hưu hoặc lương của nhân viên chính phủ, theo Alex Capri, giảng viên cao cấp tại Trường Kinh doanh NUS.

Trong bối cảnh không có giải pháp thay thế rõ ràng để đối phó với biến động thị trường, các nhà đầu tư có thể đổi trái phiếu kỳ hạn ngắn lấy trái phiếu dài hạn hơn. Kịch bản này cũng sẽ có lợi cho Nhật Bản và Trung Quốc vì cả hai đều nắm giữ chủ yếu trái phiếu kho bạc dài hạn.

Theo Marcus Noland, Phó chủ tịch điều hành và giám đốc nghiên cứu của Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, “một khoản nợ không trả được ở Mỹ sẽ kéo theo giá trái phiếu kho bạc giảm, lãi suất tăng, giá trị đồng USD suy giảm giảm và gia tăng biến động thị trường. Đồng thời kéo theo sự sụt giảm thị trường chứng khóa Hoa Kỳ, gia tăng áp lực lên lĩnh vực ngân hàng và bất động sản”.

Kinh tế Nhật Bản sẽ chịu tác động lớn nếu Mỹ vỡ nợ

Thống đốc Ngân hàng Nhật Bản Kazuo Ueda tuần trước cũng đã bày tỏ lo ngại về việc Mỹ vỡ nợ sẽ gây ra tình trạng hỗn loạn ở nhiều thị trường khác nhau.

“Ngân hàng Nhật Bản sẽ cố gắng ổn định thị trường dựa trên cam kết phản ứng linh hoạt với diễn biến kinh tế, giá cả và tài chính”, ông Ueda phát biểu trước Quốc hội.

Về phần mình, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 23/5 bày tỏ hy vọng Mỹ sẽ “áp dụng các chính sách tài khóa và tiền tệ có trách nhiệm”, “kiềm chế không chuyển rủi ro” sang thế giới.

Đầu tháng 5, Tân Hoa xã đã có bài viết về “mối quan hệ cộng sinh” giữa các quốc gia thông qua thị trường trái phiếu Mỹ. “Nếu Mỹ không trả được nợ, điều đó không chỉ làm mất uy tín của Mỹ mà còn mang lại tổn thất tài chính thực sự cho Trung Quốc” – bài viết nhận định.

Dù vậy, cả Trung Quốc và Nhật Bản đều không thể làm gì ngoài việc chờ đợi kết quả từ phía Washington. Theo ông Capri, vội vàng bán nợ của Mỹ sẽ chỉ là hành động “rước họa vào thân” vì nó làm tăng đáng kể giá trị của đồng yen hoặc đồng nhân dân tệ so với USD, khiến chi phí xuất khẩu “tăng vọt”.

Lợi ích cho Trung Quốc?

Về lâu dài, một số nhà phân tích cho rằng khả năng Mỹ vỡ nợ có thể thúc đẩy Bắc Kinh đẩy nhanh nỗ lực tạo ra một hệ thống tài chính toàn cầu ít phụ thuộc vào đồng USD hơn.

Lợi ích cho Trung Quốc?

Chính phủ Trung Quốc đã đạt được một loạt thỏa thuận với Nga, Pháp, Saudi Arabia và Brazil trong việc tăng cường sử dụng đồng nhân dân tệ trong thương mại và đầu tư quốc tế.

Năm 2022, một quan chức Nga cho biết, các nước thuộc nhóm BRICS (Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Brazil và Nam Phi) có sáng kiến tạo ra một đơn vị tiền tệ được sử dụng đặc biệt để giải quyết thương mại xuyên biên giới

“Điều này chắc chắn sẽ đóng vai trò xúc tác giúp Bắc Kinh tiếp tục thúc đẩy quốc tế hóa đồng nhân dân tệ và tăng gấp đôi nỗ lực đưa các đối tác thương mại của mình tham gia vào sáng kiến ​​“Tiền tệ BRICs” mới được công bố”, ông Capri cho biết.

Song, Bắc Kinh vẫn phải đối mặt với một số thách thức như các biện pháp kiểm soát áp dụng đối với dòng tiền ra vào nền kinh tế. Theo các nhà phân tích, Trung Quốc vẫn đang cho thấy ít sẵn sàng hội nhập hoàn toàn với thị trường tài chính toàn cầu.

Trong khi đó, ông Derek Scissors, thành viên cấp cao tại Viện Doanh nghiệp Mỹ, dự đoán “Việc thúc đẩy phi đô la hóa sẽ khiến giao dịch đồng nhân dân tệ biến động hơn nhiều”.

Ngoài ra, dữ liệu từ hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT cho thấy trong tháng 3, tỷ trọng tài trợ thương mại toàn cầu của đồng USD chiếm tới 83,7% trong khi đồng nhân dân tệ là 4,5%.

“Vẫn còn một chặng đường dài trước mắt để có một giải pháp đáng tin thay thế cho đồng USD”, ông Lipsky và ông Meng kết luận.

  • Theo Investing
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
spot_img
BÀI VIẾT MỚI
spot_img