spot_img

Vàng đen đi lên nhờ sự hỗ trợ của USD

Trong phiên giao dịch ngày 22/6, vàng đen nhận được nhiều tín hiệu hỗ trợ và tiếp tục kéo dài đà tăng giá thêm 1 USD. Các loại nông sản nhu ngô và đậu tương của Mỹ vốn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra nhiên liệu sinh học tăng giá, cũng gây khó khăn phần nào về năng lượng.

Vàng đen đi lên nhờ sự hỗ trợ của USD
Vàng đen đi lên nhờ sự hỗ trợ của USD

Cụ thể, giá dầu Brent giao sau tăng 1,22 USD, tương đương 1,6%, lên mức 77,12 USD/thùng, trong khi giá dầu WTI của Mỹ tăng 1,34 USD, tương đương 1,9%, lên mức 72,53 USD/thùng. Cả hai hợp đồng đều chạm mức cao nhất trong hai tuần trước đó trong phiên.

Không thể phủ nhận đà tăng của giá dầu một phần là do đồng USD hạ nhiệt. Đồng tiền này giảm so với các đồng tiền nội tệ khác sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell gợi ý rằng Ngân hàng Trung ương Mỹ sắp đạt được mục tiêu chính sách.

Thị trường vàng đen cũng có biến động nhẹ sau khi thông tin thống kê về dự trữ nhiên liệu của Mỹ cho thấy, lượng hàng dự trữ dầu của Mỹ trong tuần kết thúc vào ngày 16-6 đã giảm hơn 1,2 triệu thùng, tron khi dự trữ xăng tăng 2,935 triệu thùng; tồn kho sản phẩm chưng cất giảm 301.000 thùng.

Trong ngày 22/6, Cơ quan Thông tin năng lượng (EIA) sẽ chính thức công bố dữ liệu tồn kho dầu của Mỹ.

Tuy nhiên, giới phân tích nhận định, mức tăng giá dầu cũng không hẳn quá mạnh vì một phần bị cản trở bởi dữ liệu lạm phát của Anh. Mức lạm phát được giữ ở mức 8,7% trong tháng 5 bất chấp kỳ vọng giảm nhiều khả năng sẽ thúc đẩy Ngân hàng Trung ương Anh tăng lãi suất thêm nửa điểm phần trăm vào hôm nay.

>>Vàng giảm gần mức thấp nhất trong 2 tháng

Vàng đen đi lên nhờ sự hỗ trợ của USD
Vàng đen đi lên nhờ sự hỗ trợ của USD

Nhận định về vàng đen thời điểm này

Nhận định về tình hình hiện nay, nhà phân tích cấp cao Craig Erlam tại OANDA cho rằng, các quốc gia đang vật lộn để kiềm chế lạm phát và chính những quyết định này sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng và đe dọa suy thoái trên toàn cầu.

Nhìn lại quá trình tăng giá của dầu thô từ đầu năm đến nay, bất chấp các đợt cắt giảm sản lượng của OPEC, giá dầu thô vẫn không tăng đáng kể. Giá khí đốt ở châu Âu thì đã giảm gần 90% kể từ đỉnh năm ngoái.

Giá năng lượng cao trong suốt hai năm đã thúc đẩy việc sản xuất dầu khí tại các nước ngoài OPEC, và giờ nguồn cung bổ sung đó đang được tung ra thị trường.

Dầu đang chảy ra thị trường từ khu vực Đại Tây Dương, từ các giếng dầu thông thường ở Brazil và Guyana hoặc từ các mỏ dầu đá phiến và cát dầu ở Mỹ, Argentina và Canada. Thay vào đó, thị trường vàng đen cũng đang tiếp nhận một lượng lớn hàng hóa từ Na Uy. Theo ước tính của ngân hàng JPMorgan, sản lượng dầu mỏ của các nước ngoài OPEC sẽ tăng 2,2 triệu thùng/ngày vào năm 2023.

Vàng đen đi lên nhờ sự hỗ trợ của USD
Vàng đen đi lên nhờ sự hỗ trợ của USD

Tuy nhiên, nguồn cung bổ sung của những quốc gia này sẽ bị ảnh hưởng từ các đợt cắt sản lượng mà OPEC công bố hồi tháng 4 (1,2 triệu thùng/ngày) và Nga (500.000 thùng/ngày). Bên cạnh đó, quốc gia sản xuất hàng đầu Arab Saudi còn tự nguyện cắt giảm thêm 1 triệu thùng dầu/ngày trong tháng 6. Nhìn chung thì sản lượng giảm sút từ các quốc gia này cũng không nhiều như kỳ vọng. Trong khi đó, một số thành viên OPEC khác lại đang tăng cường xuất khẩu .

Ngoài dầu thô, tình hình nguồn cung khí đốt cũng có phần phức tạp hơn. Đường ống dẫn khí chính từ Nga sang châu Âu vẫn đang trong tình trạng đóng cửa. Nhưng đường ống Freeport nơi vốn xử lý 1/5 lượng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) xuất khẩu của Mỹ, đã hoạt động trở lại sau khi bị hư hại do một vụ nổ vào năm ngoái.

Hoa Nguyễn

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
spot_img
BÀI VIẾT MỚI