spot_img

USD/JPY duy trì xu hướng tăng trước thềm cuộc họp của FED

Trước thềm cuộc họp chính sách tháng 11 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), USD/JPY đã ghi nhận ngày tăng thứ hai liên tiếp.

USD/JPY duy trì xu hướng tăng trước thềm cuộc họp của FED

Phần lớn thị trường hiện đang nghiêng về khả năng giới chức FED sẽ tiến hành thêm một đợt nâng lãi suất ở mức 0,75 điểm % sau cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày. Giới hoạch định chính sách tại ngân hàng trung ương Mỹ dự kiến sẽ phải vạch ra kế hoạch hành động quyết liệt sau khi các báo cáo mới công bố gần đây cho thấy, Chỉ số Giá Chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) của Mỹ – thước đo lạm phát ưa thích của FED, vẫn đang tiếp tục gia tăng.

Xem thêm: Hậu BCTC: Alphabet có vẻ vẫn trụ vững trong bối cảnh kinh tế bất ổn chưa từng có

Bên cạnh đó, Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) – cơ quan hoạch định chính sách của FED cũng sẽ có thêm quyết tâm hành động mạnh tay hơn, sau khi Báo cáo Bảng lương phi nông nghiệp (NFP) mới nhất cho thấy, thị trường việc làm Mỹ vẫn khá ổn định, qua đó giảm bớt những lo ngại về sức khỏe nền kinh tế.

20221101_hocchoitrading_Thanh Hiep_USD JPY_Hinh 2.jpg

Một diễn biến khác cũng được dự báo có thể ảnh hưởng đến tỷ giá USD/JPY là việc khoảng cách lãi suất giữa FED và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) ngày càng được nới rộng. Thống đốc BOJ Haruhuko Kuroda và các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản hiện vẫn tỏ ra kiên quyết trong việc duy trì chính sách tiền tệ siêu nới lỏng để hỗ trợ nền kinh tế, bất chấp lạm phát gia tăng và đồng JPY suy yếu.

Với những yếu tố trên, USD/JPY được dự báo có thể tiếp tục phục hồi sau nhịp giảm từ mức cao nhất của tháng ở khoảng 151,94. Cặp tỷ giá đã hình thành một loạt các mức đỉnh và đáy sau cao hơn đỉnh và đáy trước, trước khi chạm đáy tháng ở mức 143,53. USD/JPY nhiều khả năng sẽ tiếp tục men theo xu hướng dốc lên của đường SMA 50 ngày (144,08), khi tỷ giá vẫn dao động bên trên đường trung bình.

USD/JPY: biểu đồ  ngày

20221101_hocchoitrading_Thanh Hiep_USD JPY_Hinh 3.jpg

Đồng thời, nếu Chỉ số Sức mạnh Tương đối (RSI) tăng lên trên mức 70, USD/JPY nhiều khả năng sẽ tăng giá hơn nữa, tiếp nối xu hướng kể từ đầu tháng trước, khi tỷ giá quay trở lại lên trên mức đỉnh tháng 08/1998 (147,67), qua đó hướng đến mục tiêu tiếp theo là mức 150,00 (Fib thoái lui 38,2%).

Cặp tỷ giá được dự báo sẽ kiểm tra mức 152,25 – mức cao nhất kể từ tháng 7/1990, nếu có thể bứt phá lên trên mức đỉnh tháng 10 (151,94). khu vực đáng quan tâm tiếp theo của cặp tỷ giá sẽ là là khoảng 155,10 (Fib mở rộng 161,8%).

Tâm lý các nhà đầu tư nhỏ lẻ được dự báo sẽ tiếp tục nghiêng lệch về một phía, sau khi đã bán ròng USD/JPY trong phần lớn thời gian kể từ đầu năm 2022 tới nay. Các số liệu thống kê cho thấy, tỷ lệ phân bổ vị thế phe bán so với phe mua hiện đang là 2,14:1, khi đã có tới 31,89% số nhà đầu tư mua ròng USD/JPY.

20221101_hocchoitrading_Thanh Hiep_USD JPY_Hinh 4.jpg  

Số nhà đầu tư mua ròng hiện đã tăng 19,17% so với ngày đầu tuần, và tăng 49,35% so với tuần trước. Ở chiều ngược lại, số nhà đầu tư bán ròng đã tăng 5,42% so với ngày hôm qua, nhưng lại giảm mạnh 18,58% so với tuần trước.

Xem thêm: Dự báo triển vọng thị trường Forex và Crypto tuần 31/10-6/11

Nhìn chung, lượng bán ròng đã giảm đáng kể khi một loạt các mức đỉnh và đáy sau cao hơn đỉnh và đáy trước đã bắt đầu hình thành trên biểu đồ giá. Trong khi đó, việc lượng mua ròng tăng lên đã giúp hạ nhiệt phần nào hành vi đám đông, bởi chỉ có 22,42% nhà đầu tư mua ròng USD/JPY trong tuần trước.

Thanh Hiệp

Học chơi trading

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
spot_img
BÀI VIẾT MỚI