USD/JPY biến động sau động thái tăng lãi suất của FED

Cặp tỷ giá USD/JPY đã ghi nhận những biến động mạnh sau khi FED nâng lãi suất. Thị trường tiền tệ được dự báo sẽ có thêm nhiều thay đổi, khi nhiều ngân hàng trung ương khác lần lượt công bố quyết định lãi suất.

USD/JPY biến động sau động thái tăng lãi suất của FED

Đúng như dự kiến của thị trường, Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) – cơ quan hoạch định chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã quyết định tiến hành nâng lãi suất cơ bản thêm 0,75 điểm % sau cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày.

USD/JPY biến động sau động thái tăng lãi suất của FED

Mặc dù tuyên bố được FED đưa ra sau cuộc họp vẫn giống như thông điệp hồi tháng 7, giới đầu tư lại dành nhiều sự chú ý tới “biểu đồ chấm” (dot plot). Báo cáo này cho thấy các thành viên FOMC đã đưa ra mức lãi suất dự kiến cao hơn nhiều so với cuộc họp trước đó. Bên cạnh đó, FED cũng hạ thấp đáng kể các dự báo kinh tế, đồng thời điều chỉnh tăng dự báo lạm phát.

Những diễn biến này đã làm gia tăng đáng kể lực cầu đối với đồng USD, đẩy chỉ số đồng USD (DXY) – thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh với các đồng tiền chủ chốt khác, chạm mốc 111,58 – mức cao nhất kể từ tháng 6/2002.

Phố Wall đã ghi nhận một phiên giảm mạnh, khi cả 3 chỉ số chính đều mất trên 1,7% giá trị. Trên thị trường trái phiếu, lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm đạt mức cao nhất là 3,64%, trong khi lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 2 năm đạt mức cao nhất là 4,12%. Giá vàng cũng chịu sức ép, giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 4/2020.  

Tuy nhiên, trong suốt cuộc họp báo diễn ra sau đó của Chủ tịch FED Jerome Powell, giới đầu tư đã đảo ngược xu hướng giá trên nhiều công cụ tài chính, bằng một chiến lược có tên “mua khi có tin đồn, bán khi có tin thật.” Diễn biến này tương tự với hành động giá diễn ra sau một số cuộc họp của FED trong thời gian gần đây. Hệ quả là đồng USD đã đánh mất đà tăng trước đó, trong khi cổ phiếu và trái phiếu tăng trở lại. Giá vàng cũng tăng thêm 35 USD/ounce trong thời gian diễn ra họp báo.

Đáng chú ý, sau khi tuyên bố của FED được đưa ra, mối quan tâm của nhiều nhà đầu tư đã chuyển sang cặp tỷ giá USD/JPY. Lực mua USD/JPY đã cao hơn đáng kể nhờ đà tăng của đồng USD và lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ. Dẫu vậy, xu hướng này đã đảo ngược trong thời gian diễn ra họp báo. Tỷ giá USD/JPY đã giảm từ 144,70 xuống còn 143,40 trong khi chỉ số đồng USD và lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ cũng ghi nhận xu hướng đi xuống. Cặp tỷ giá hiện đang tiếp tục chịu tác động từ việc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) quyết định tiếp tục giữ nguyên lãi suất ở mức siêu thấp.

Ngoài FED và BOJ, thị trường hiện cũng đang chờ đợi những động thái lãi suất từ các ngân hàng trung ương khác như SNB, Norges Bank, BOE và SARB. Nhà đầu tư nên có những phương án quản trị rủi ro cần thiết, để phòng ngừa những biến động trên thị trường ngoại hối, tương tự như những gì đã xảy ra sau các động thái của FED và BOJ.

Xem thêm

USD/JPY biến động sau động thái tăng lãi suất của FED

Trên khung thời gian hàng ngày, USD/JPY đang dao động gần mức 144,99 – mức cao nhất của ngày 07/09. Mặc dù đã bị kéo xuống thấp hơn bởi cú đảo chiều của đồng bạc xanh, USD/JPY vẫn đang có chuỗi đáy tăng dần nhờ những nỗ lực của phe mua nhằm đẩy giá vượt qua mức đỉnh gần đây.

USD/JPY biến động sau động thái tăng lãi suất của FED

Chỉ báo RSI đã giảm bớt và di chuyển trở lại vùng trung lập nhờ chuyển động đi ngang trong suốt 2 tuần qua. Đây có thể là tín hiệu cho thấy USD/JPY sẵn sàng tăng cao hơn nữa vào bất kỳ lúc nào. Mức kháng cự trên ngưỡng 144,99 sẽ là 147,65, cũng là mức cao nhất kể từ tháng 08/1998. Mức hỗ trợ đầu tiên là mức thấp nhất của ngày 09/09 tại khu vực 141,50. Dưới đó, giá có thể giảm xuống mức hỗ trợ tại đỉnh ngày 14/07 ở ngưỡng 139,39, và sau đó là vùng hội tụ hỗ trợ tại các mức đáy gần đây và đường xu hướng dốc lên tính nối từ ngày 31/03 ở mức 135,80.

Học chơi trading

Đánh giá bài viết

5 / 5. Lượt đánh giá: 1

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
spot_img
BÀI VIẾT MỚI