spot_img

USD/CNH đảo chiều sau những tín hiệu kinh tế mới

Khép lại phiên giao dịch ngày 3/7, cặp tiền USD/CNH đảo ngược đà tăng trong những phiên trước và lui về ngưỡng 7,2450. Đây là mức giảm theo ngày lớn nhất trong 1 tuần qua sau các dữ liệu vượt dự kiến của Trung Quốc.

USD/CNH đảo chiều sau những tín hiệu kinh tế mới
USD/CNH đảo chiều sau những tín hiệu kinh tế mới

Theo quan sát trên biểu đồ, đường hỗ trợ đã tồn tại 2 tuần, gần nhất ở quanh mức 7,2530, vẫn đang tiếp tục thách thức các nhà đầu tư phe bán. Cuối tuần trước, mô hình nến đã ở mức cao nhất trong nhiều tháng, cùng với đường RSI (14) quá mua đã hạn chế đà giảm của USD/CNH.

Phân tích kỹ thuật

USD/CNH đảo chiều sau những tín hiệu kinh tế mới
Phân tích kỹ thuật

Báo cáo mới đây nhất cho thấy chỉ số PMI Sản xuất Caixin của Trung Quốc giảm từ 50,9 trong tháng 5 xuống 50,5 trong tháng 6.

Mặt khác, PBOC đã thiết lập tỷ giá USD/CNY trong nước ở mức 7,2157 vào thứ Hai, thấp hơn mức thiết lập trước đó là 7,2258 và kỳ vọng của thị trường là 7,2464. Đáng chú ý là USD/CNY đã đóng cửa gần 7,2510 vào ngày hôm trước. Như vậy, đồng CNY trong nước đã bù đắp phần nào đà giảm từ mức đỉnh hàng năm trong phiên trước đó.

Bên cạnh đó, các phản ứng trái chiều đối với chuyến thăm Trung Quốc của Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen từ ngày 6 – 9/7 đã thử thách các nhà giao dịch USD/CNH.

USD/CNH đảo chiều sau những tín hiệu kinh tế mới
USD/CNH đảo chiều sau những tín hiệu kinh tế mới

Ngưỡng mới của cặp tiền USD/CNH đã đảo ngược từ mức cao nhất trong nhiều tháng sau khi thị trường đón nhận những thông tin mới.

Chỉ số giá Chi tiêu Tiêu dùng Cá nhân (PCE) của Mỹ đạt mức tăng theo tháng 0,3% và mức tăng theo năm 4,6% trong tháng 5, thấp hơn dự báo trước đó của giới phân tích là 0,4% và 4,7%. Hơn nữa, mốc này cũng là đáy của tỷ lệ lạm phát trong , sáu tháng qua.

Đồng thời, chỉ số giá PCE của Quý I/2023 chỉ tăng 4,1% so với quý trước đó, thấp hơn mức 4,2% dự kiến, trong khi Doanh số nhà chờ bán ghi nhận mức giảm theo tháng 2,7% MoM trong tháng 5, thấp hơn mức tăng dự kiến 0,2% và mức giảm 0,4% trong tháng 4.

Việc chi tiêu và lạm phát hạ nhiệt đang thách thức sự ủng hộ của Chủ tịch FED Jerome Powell đối với “2 lần tăng lãi suất nữa trong năm 2023” và hỗ trợ phe mua USD/CNH.

Những tác đồng từ kinh tế khiến đồng USD ban đầu suy yếu và gây áp lực lên các cặp tiền tệ liên quan. Chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE), một trong những thước đo lạm phát của Fed, giảm mạnh trong tháng Năm đã giúp thị trường châu Á khởi sắc trong phiên trước.

USD/CNH đảo chiều sau những tín hiệu kinh tế mới
USD/CNH đảo chiều sau những tín hiệu kinh tế mới

Các nhà phân tích cho biết, những tín hiệu kinh tế mới của Mỹ, thể hiện sự lạc quan đối với nền kinh tế hàng đầu thế giới này. Tuy nhiên, đây vẫn là những áp lực đối với chính sách tiền tệ của Fed. Chủ tịch Fed Jerome Powell đã cảnh báo khả năng ngân hàng này sẽ tiếp tục nâng lãi suất do lạm phát vẫn còn cao và thị trường lao động vẫn mạnh.

Tuy nhiên, Viện quản lý nguồn cung (ISM) ngày 3/7 công bố số liệu cho thấy hoạt động chế tạo của Mỹ đã suy giảm trong tháng Sáu xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5/2020.

Một cặp tiền tệ khác cũng thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư trong tuần này là USD/CAD. Nhiều ý kiến cho rằng cặp tiền đang có vẻ trong thời gian “xả stress” khi mà tìm thấy ngưỡng kháng cự tại khu vực 1,3280.

Tuy nhiên, diễn biến ra sao thì thị trường vẫn chờ đợi tín hiệu từ cuộc họp FOMC trong 5/7. Đáng chú ý là biên bản này có thể khởi động lại đà tăng của USD/CAD.

Riêng trong phiên ngày 4/7, đồng USD ban đầu suy yếu nhưng sau đó đã lấy lại ưu thế so với các đồng nội tệ khác trong giỏ tiền tệ quốc tế. Chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) tăng nhẹ 0,06%, đạt mốc 102,97.

> Đọc thêm: Liệu Tesla có trở thành cổ phiếu nghìn tỷ USD vào năm 2025?

Hoa Nguyễn

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
spot_img
BÀI VIẾT MỚI