spot_img

Sóng Elliott – Phương pháp xác định xu hướng thị trường chứng khoán

1. Sự hình thành của sóng Elliott

Cha đẻ của sóng Elliott là một nhà kế toán chuyên nghiệp tại Mĩ có tên Ralph Nelson Elliott. Trong quá trình làm việc của mình, ông đã phát hiện ra rằng xu hướng tâm lý khi giao dịch của con người đã vô tình hình thành nên một quy luật chu kỳ cho thị trường chứng khoán. Tâm lý con người ảnh hưởng đến hành vi giao dịch của họ và sự biến động của giá cả theo thời gian, những hành vi này lặp đi lặp lại này dần hình thành nên chu kỳ của thị trường. Từ những phân tích này, ông đã cho ra đời nguyên lý sóng Elliott chính thức vào năm 1920.

2. Sóng Elliott giúp gì cho nhà đầu tư ?

Về cơ bản, sóng Elliott mô tả chuyển động của giá, và chúng có xu hướng lặp đi lặp lại, hình thành nên những bước sóng. Vì vậy, dựa vào sóng Elliot các nhà đầu tư có thể phân tích xem thị trường đang ở giai đoạn nào và dự đoán xu hướng diễn biến giá sắp tới của thị trường chứng khoán, hàng hóa, tiền điện tử…. Từ đó, nhà đầu tư sẽ có thêm cơ sở để đặt lệnh mua, bán, cắt lỗ hay chốt lời một cách an toàn hơn.

3. Cấu trúc cơ bản của sóng Elliott

Một cấu trúc hoàn chỉnh của sóng Elliot được chia làm 2 pha (2 giai đoạn) và thường có gồm 8 bước sóng. Trong đó 5 bước sóng đầu được gọi là sóng đẩy (sóng động lực) và 3 bước sóng sau được gọi là sóng hồi (sóng điều chỉnh).

  • Sóng đẩy: gồm 5 bước sóng được đánh số như hình minh họa. Trong đó, các sóng số 1-3-5 là các sóng tăng, ngược lại, 2-4 là sóng giảm.
    Mô hình sóng Elliott cơ bản
    Mô hình sóng Elliott cơ bản

Tham khảo thêm: Kỹ thuật cách vẽ sóng Elliott cực hay dành cho người mới

– Sóng 1: Thể hiện thị trường đang đi lên do đây là lúc các nhà đầu tư nhận ra giá đang ở thời điểm phù hợp để đặt lệnh mua nên giá sẽ bị đẩy lên cao.

– Sóng 2: Đây là lúc các nhà đầu tư đóng lệnh dừng mua do cảm thấy đã đạt được mục tiêu lợi nhuận. Vì vậy mà giá thị trường ở giai đoạn này sẽ bị giảm một phần nhưng không chạm mức đáy của sóng 1.

– Sóng 3: Khi giá có xu hướng tăng nhẹ đã thu hút các nhà đầu tư khác tham gia vào thị trường, càng có nhiều nhà đầu tư mới thị trường càng bị đẩy lên cao hơn. Đây là con sóng dài và mạnh nhất trong giai đoạn sóng đẩy.

– Sóng 4: Thị trường đã tăng đủ nên các nhà đầu tư bắt đầu thực hiện lệnh chốt lời. Con sóng này mạnh hay yếu còn tùy thuộc vào số lượng nhà đầu tư còn kỳ vọng vào sự tăng giá cao hơn nữa.

– Sóng 5: Tất cả các nhà đầu tư đều đổ xô tham gia vào thị trường, đẩy thời giá lên mức cao ngất ngưởng.

  • Sóng hồi: gồm 3-5 bước sóng, thường là 3 bước sóng, được ký hiệu là a,b,c (hoặc A,B,C).
Sóng Elliott – Phương pháp xác định xu hướng thị trường chứng khoán
Sóng Elliott – Phương pháp xác định xu hướng thị trường chứng khoán

Tham khảo: Sóng Elliott là gì? các cấp độ của sóng Elliott

Trong 3 bước sóng nhỏ này gồm 2 bước sóng hồi (A,C) đi ngược lại với xu hướng thị trường và 1 bước sóng đẩy (B) đi cùng xu hướng thị trường. Cấu trúc sóng hồi có chiều dài ngắn hơn nhưng lại phức tạp hơn, khó phân tích hơn rất nhiều so với sóng đẩy.

Sóng hồi sẽ có 3 dạng mô hình cơ bản là zigzag, tam giá và phẳng, từ đó sẽ phát triển thành 18 mô hình còn lại trong nguyên lý sóng này. Hocchoitrading.com sẽ có riêng một bài để giới thiệu kỹ hơn về nguyên lý sóng Elliot nâng cao để giới thiệu về những mô hình này.

Nhìn chung, đây là giai đoạn mà giá đi ngược lại với xu hướng thị trường. Có nghĩa là, khi thị trường đang đi lên thì sóng hồi có thể là đoạn sóng đi xuống hoặc đi ngang và ngược lại.

Hiểu một cách đơn giản, khi thị trường đang trong xu hướng tăng thì pha sóng đẩy là một pha tăng giá, pha sóng hồi là một pha giảm giá. Ngược lại, khi thị trường đang trong xu hướng giảm thì pha sóng đẩy là một pha giảm giá và pha sóng hồi là một pha tăng giá.

4. Những nguyên tắc của sóng Elliott

Để hiểu rõ nhất công cụ sóng Elliot này thì các nhà đầu tư cũng cần phải nắm rõ những nguyên tắc hoạt động của riêng nó. Song Elliot sẽ có 3 nguyên tắc bất biến sau:

  • Nguyên tắc thứ 1:  sóng 3 luôn là sóng dài nhất trong số các sóng đẩy
  • Nguyên tắc thứ 2: sóng 2 không được lùi xuống điểm thấp hơn điểm bắt đầu của sóng 1.
  • Nguyên tắc thứ 3: đáy của sóng 4 không được phép chạm đỉnh của sóng 1.

Ngoài ra, Elliott còn để lại một số hướng dẫn về việc đếm sóng, giúp nhà đầu tư xác định đúng thị trường. Cụ thể như sau:

  • Khi sóng 3 là sóng dài nhất thì sóng 5 sẽ xấp xỉ sóng 1.
  • Cấu trúc sóng 2 và sóng 4 sẽ thay thế cho nhau – nếu sóng 2 hiệu chỉnh phức tạp và mạnh thì sóng 4 sẽ hiệu chỉnh đơn giản và phẳng hoặc ngược lại.
  • Sau sóng 5 đẩy tăng thì 3 sóng hồi a,b,c thường kết thúc tại đáy của sóng 4.

5. Tổng kết: 

Do được phân loại theo chu kỳ thời gian, có thể từ rất ngắn trong vài giờ cho đến rất dài trong vài năm, cho nên khi lựa chọn sử dụng công cụ này thì các nhà đầu tư cần có cái nhìn tổng quát, xem xét thị trường trong quá khứ, nhận định thời giá của hiện tại và từ đó xác định được xu hướng sóng trong tương lai. Bởi vì sóng Elliott chỉ có độ chính xác tương đối cho nên Hocchoitrading.com khuyến khích các nhà đầu tư hãy kết hợp mô hình sóng Elliott này với các công cụ phân tích khác như Fibonacci để có được một kỹ thuật giao dịch vững vàng, tự tin hơn trong mỗi lần đặt lệnh.

Hocchoitrading.

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
spot_img
BÀI VIẾT MỚI
spot_img