Nhiều tín hiệu không chắc chắn khiến vàng đen đi xuống

Trong phiên giao dịch ngày 1 tháng 12, dầu giảm nhẹ tại thị trường châu Á do những thông tin không chắc chắn trước thềm cuộc họp OPEC+. Mặc dù Trung Quốc đã nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch COVID 19 nhưng cũng không thể kiềm chế  đà giảm giá.

Nhiều tín hiệu không chắc chắn khiến vàng đen đi xuống
Nhiều tín hiệu không chắc chắn khiến vàng đen đi xuống

Nhiều tín hiệu không chắc chắn khiến vàng đen đi xuống

Dầu thô Brent kỳ hạn giảm 43 xu, tương đương 0,5%, xuống 86,54 USD/thùng vào lúc 14h40 giờ Việt Nam, trong khi dầu thô WTI của Mỹ giảm 42 xu, tương đương 0,5%, xuống 80,13 USD.

Các hợp đồng dầu chuẩn tăng hơn 2 USD vào thứ Tư khi đồng đô la Mỹ yếu hơn và thị trường lạc quan vào nhu cầu của Trung Quốc.

Các nhà phân tích của ANZ cho biết: “Thị trường vẫn không chắc chắn về quyết định của OPEC, một số người kỳ vọng OPEC sẽ cắt giảm sản lượng còn một số khác thì gia hạn thỏa thuận hiện có.”

Các nhà phân tích cho biết thêm, thị trường cũng đang chuẩn bị cho tác động của các biện pháp trừng phạt của châu Âu đối với dầu mỏ của Nga.

Xem thêm: Vàng đen đi lên khi nguồn cung nhiên liệu thắt chặt

Tổ chức OPEC+ dự kiến ​​​​sẽ họp trực tuyến vào ngày 4 tháng 12.

Quyết định tổ chức cuộc họp hầu như báo hiệu rất ít khả năng thay đổi chính sách khi nhóm đánh giá tác động của mức trần giá dầu sắp xảy ra của Nga đối với thị trường.

Nhìn chung, tâm lý thị trường đã được cải thiện nhờ sự thay đổi trong chiến lược Zero-COVID của Trung Quốc, điều này làm tăng sự lạc quan về sự phục hồi nhu cầu dầu mỏ của Trung Quốc.

Mặc dù các đợt bùng phát mới ở Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến hoạt động thị trường trong thời gian tới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho rằng vẫn có khả năng Trung Quốc sẽ điều chỉnh lại các chính sách phòng chống dịch trong năm 2023.  

Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh của Trung Quốc đã giảm hơn nữa trong tháng 11 làm dấy lên lo ngại về triển vọng kinh tế trong năm tới.

Dự trữ dầu thô của Mỹ giảm cũng hạn chế đà giảm giá vào thứ Năm.

Dự trữ dầu thô (USOILC=ECI) đã giảm 12,6 triệu thùng trong tuần tính đến ngày 25 tháng 11, cao hơn so với kỳ vọng giảm 2,8 triệu thùng trước đó.

Tuy nhiên, tồn kho xăng và sản phẩm chưng cất tăng nhiều hơn dự kiến, một dấu hiệu cho thấy nhu cầu giảm.

EIA cho biết sản lượng dầu thô của Mỹ cũng vượt 12 triệu thùng/ngày, mức cao nhất kể từ trước khi đại dịch COVID 19 bùng phát.

Xem thêm: Vàng đen giao dịch thận trọng do nguồn cung thắt

Nhập khẩu dầu thô châu Á đạt mức cao kỷ lục

Thống kê mới đây cho thấy, nhập khẩu dầu thô của châu Á rất có thể đã tăng lên mức cao kỷ lục trong tháng 11, nhưng phần lớn động lực là do các nhà máy lọc dầu đang đảm bảo đủ hàng tồn kho trước khả năng nguồn cung Nga gián đoạn.

Tổng cộng 119,12 triệu tấn dầu thô, tương đương 29,1 triệu thùng mỗi ngày (bpd) đã cập bến trong tháng 11.

Con số này cao hơn nhiều so với 25,6 triệu thùng/ngày trong tháng 10 và 26,6 triệu thùng/ngày trong tháng 9. Dẫn đầu trong số này là Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc.

Lệnh cấm nhập khẩu dầu thô từ Nga của Liên minh châu Âu có hiệu lực từ ngày 5/12, cùng với các biện pháp khác nhằm gây khó khăn hơn cho nhà xuất khẩu dầu mỏ lớn thứ hai thế giới trong việc thu lợi từ xuất khẩu năng lượng.

Mặc dù Trung Quốc và Ấn Độ, các nhà nhập khẩu dầu thô lớn nhất và lớn thứ ba thế giới, chưa ban hành những lệnh cấm đó những vẫn gặp khó đối với hoạt động này. Trong những tháng gần đây, việc nhập khẩu lượng hàng hóa khổng lồ đã gây hạn chế về năng lực vận chuyển, tài chính và bảo hiểm.

Vì lý do này, có vẻ như cả hai gã khổng lồ châu Á đã chi tiền khá mạnh để mua dầu thô của Nga trong tháng 11. Cụ thể, Nga một lần nữa vượt qua Ả Rập Xê Út để trở thành nhà cung cấp lớn nhất của Trung Quốc.

Xem thêm: Vàng đen đảo ngược đà tăng do lo ngại suy thoái

Trung Quốc đã nhập khẩu 1,9 triệu thùng/ngày từ Nga trong tháng 11, tăng từ 1,82 triệu thùng/ngày trong tháng 10, trong khi Ả Rập Xê Út cung cấp 1,72 triệu thùng/ngày vào tháng trước, giảm so với 1,87 triệu thùng/ngày của tháng 10.

Tổng mức nhập khẩu của Trung Quốc là 12,16 triệu thùng/ngày trong tháng 11, là mức cao nhất kể từ tháng 3 năm 2021 và cao hơn gần 2 triệu thùng/ngày so với 10,2 triệu thùng/ngày của tháng 10.

Giải pháp tạm thời trong ngắn hạn là khởi động hai đơn vị lọc dầu mới với tổng công suất 720.000 thùng/ngày.

Các đơn vị mới cần tới hàng tồn kho, vì vậy hoạt động nhập khẩu sẽ thúc đẩy nhu cầu xây dựng các kho dự trữ thương mại này.

Các nhà máy lọc dầu của Trung Quốc cũng đã đẩy mạnh xuất khẩu nhiên liệu tinh chế trong những tháng gần đây, sau khi nhận được hạn ngạch xuất khẩu bổ sung do Bắc Kinh cho phép.

Tiềm năng của xuất khẩu nhiên liệu có thể sẽ được duy trì trong tháng 12, và ước tính Trung Quốc sẽ vận chuyển khoảng 2,7 triệu tấn dầu trong tháng này, tận dụng nhu cầu mạnh mẽ ở cả châu Á và tâm lý lo ngại thiếu nguồn cung tại châu Âu.

Xem thêm: Vàng đen nhích nhẹ sau cuộc họp của OPEC+

Hoa Nguyễn – Theo reuters.com

Hocchoitrading

Đánh giá bài viết

5 / 5. Lượt đánh giá: 2

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
spot_img
BÀI VIẾT MỚI