Tình hình chiến sự Nga – Ukraine
Cuộc xung đột giữa hai quốc gia Nga – Ukraine không chỉ tác động mạnh tới nền kinh tế châu u nói riêng mà còn ảnh hưởng tới kinh tế trên toàn thế giới.
Cuộc chiến cho tới thời điểm hiện tại vẫn không có dấu hiệu lắng xuống. Theo tin tức mới nhất, Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo Russia sẽ không ngần ngại sử dụng vũ khí hạt nhân – độc quyền để tự vệ nếu lực lượng bên ngoài can thiệp vào xung đột Ukraine.
Tham khảo thêm: Hệ luỵ từ cuộc xung đột vũ trang Nga – Ukraine khiến tình trạng lạm phát gia tăng
Kể từ khi cuộc xung đột với Nga – Ukraine bùng phát, các nước phương Tây đã tích cực cung cấp vũ khí cho Kiev, bao gồm hệ thống tên lửa phòng không, xe bọc thép và pháo. Liên minh này cũng đã áp đặt các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt nhằm làm giảm khả năng của Russia trong việc đẩy mạnh chiến dịch quân sự của mình.
Tuy nhiên, cho đến nay, NATO vẫn quyết không can dự trên mặt đất hay thiết lập khu vực cấm bay đối với Ukraine, vì lo ngại xung đột trực tiếp với Russia. Ngày 26/4, Ngoại trưởng Sergei Lavrov cáo buộc NATO “về cơ bản sẽ gây chiến với Russia thông qua lực lượng ủy nhiệm và trang bị cho lực lượng này”. Russia và Ukraine cũng đã tổ chức nhiều cuộc đàm phán trực tiếp lẫn trực tuyến, song cả hai bên không thể đồng nhất quan điểm và đi đến kết quả ngừng chiến.
Nhiên liệu khí đốt Nga – Vũ khí chiến tranh thế giới mới
Bên cạnh cuộc xung đột giữa Nga – Ukraine, bài toán về nguồn nhiên liệu khí đốt của Russia giống như một đòn giáng thẳng xuống nền kinh tế thế giới.
Xem thêm: Những thay thế khí đốt của Nga giúp Châu Âu thoát khỏi sự lệ thuộc
Theo số liệu được nghiên cứu bởi Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí Sạch tính toán rằng Russia đã kiếm được 66,5 tỷ USD từ việc xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch kể từ khi chiến dịch quân sự của họ với Ukraine diễn ra ngày 24 tháng 2. Trong đó, Đức là bên nhập khẩu lớn nhất tới khoảng 9,1 tỷ Euro trong hai tháng đầu tiên xảy ra chiến sự.
Ngày 27/4, Russia đã cấm vận khí đốt đến Ba Lan và Bulgaria vì họ ủng hộ Ukraine trong cuộc chiến, đồng thời đe dọa các nước khác sẽ áp dụng biện pháp tương tự nếu can thiệp vào xung đột quân sự của họ.
Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck gọi đó là một ví dụ về “thực tại khi năng lượng được sử dụng như một vũ khí” và cho biết đất nước của ông đang cố gắng đa dạng hóa nguồn cung, giảm tiêu thụ và chuyển sang năng lượng tái tạo.
Hiện tại, Russia đang là quốc gia xuất khẩu khí đốt lớn thứ 3 toàn cầu, sau Mỹ và Saudi Arabia. Lệnh trừng phạt cấm vận từ phương Tây đối với Russia đã khiến thế giới rơi vào tình trạng thiếu hụt nguồn cung cung dầu mỏ trầm trọng.