Cuộc chiến ở Ukraine và hàng loạt lệnh trừng phạt nhắm thẳng vào Nga đã đẩy giá nhiên liệu khí đốt tự nhiên tại Mỹ và châu Âu tăng vọt. Điều này làm gia tăng áp lực lạm phát trên toàn cầu.
Mỹ và Châu Âu đối mặt giá khí đốt tăng liên tục
Theo thống kê ngày 18/04, giá khí đốt tự nhiên của Mỹ đã tăng lên mức kỷ lục, giá dầu tương lai tăng mức 10% tương đương 8,05 USD/triệu BTU. Theo ông David Givens nhận định rằng “Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đã tác động mạnh đến khí đốt tự nhiên của Mỹ”
Tác động từ cuộc xung đột Nga – Ukraine
Giá khí đốt tự nhiên của Mỹ tăng lên mức 108%, cùng những mối lo ngại về lạm phát gây ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu. Tại Châu Âu, giá khí đốt cũng đạt mức tăng kỷ lục, vì những nước này đều phụ thuộc vào nguồn cung khí từ Nga.
Theo báo cáo số liệu chính thức, EU nhập khẩu hơn mức 19,3% lượng than từ Nga, EU cũng đã mua hơn mức 36,5% lượng dầu và 41,1% lượng khí đốt tự nhiên. Giới quan chức của Châu Âu đã thảo luận về mức cấm vận nguồn dầu từ Nga và đưa ra những kế hoạch về việc thay thế nguồn cung khí đốt từ Nga.
Các quốc gia toàn cầu đã phát hành gói kích cầu của chính phủ trong thời kỳ dịch bệnh liên tục leo thang, cùng đà tăng năng lượng kéo dài do căng thẳng giữa Nga và Ukraine.
Vào ngày 15/4 vừa qua, 5 tổ chức kinh tế hàng đầu của Đức đã cảnh báo nền kinh tế châu Âu sẽ có nguy cơ bị suy thoái do tình trạng thiếu nguồn cung khí đốt. Dự báo đến năm 2023, nền kinh tế thế giới sẽ sụt giảm xuống mức 2,2%, lạm phát sẽ rơi mức 7,3%.
Theo ông Stefan Kooths, phó chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc nghiên cứu tại Viện Kiel nhận định rằng “Nếu nguồn cung khí đốt bị chặn, nền kinh tế Đức sẽ trải qua một cuộc suy thoái nghiêm trọng”. Theo ông, những tác động từ cuộc chiến ở Ukraine đang đè nặng lên hoạt động kinh tế của cả phía cung và phía cầu. Các gói kích cầu cầu của chính phủ trong thời kỳ đại dịch đã khiến giá cả leo thang, đà tăng của giá năng lượng do ảnh hưởng từ xung đột Nga – Ukraine càng làm gia tăng áp lực lạm phát
Xem thêm
- Dự báo triển vọng thị trường Forex và Crypto tuần 1/8-7/8
- Orbex tăng cường các công cụ phân tích cao cấp trong Trung tâm giáo dục
- EUR/JPY: giá chạm đáy hai tháng, nhắm mục tiêu tại 135,00
Cung không theo kịp nhu cầu thị trường
Ở thời điểm hiện tại, Mỹ đang xuất khẩu lượng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) để xuất khẩu sang khu vực châu Âu, đây là lý do khiến khí đốt tăng cao trong giai đoạn gần đây.
Theo ông Campbell Faulkner, phó chủ tịch cấp cao kiêm Giám đốc phân tích dữ liệu của OTC Global Holdings cho rằng “Trong bối cảnh giá tăng vọt, các nhà sản xuất vẫn giữ sản lượng trong tầm kiểm soát. Hàng tồn kho hiện thấp hơn 17% so với mức trung bình 5 năm qua”
Thêm vào đó, cuộc cạnh tranh với thị trường khí đốt tự nhiên LNG là một cuộc chiến giành giật không hồi kết. Lượng LNG được dự đoán sẽ rời khỏi bờ biển phía Tây nước Mỹ vào mùa đông tới.
Một số chuyên gia cho rằng việc tăng giá của nhiên liệu và khí đốt tự nhiên sẽ không kéo dài trong thời gian tới. Trong phiên giao dịch trên sàn của Mỹ ngày 18/04, giá cổ phiếu của các nhà sản xuất khí đốt đã chạm ngưỡng mức đỉnh kỷ lục khiến giá cổ phiếu của Range và Coterra tăng lên mức hơn 4% , cổ phiếu của EQT tăng mức 7%.