Mỹ chấm dứt miễn trừ thanh toán, đẩy Nga đến gần nguy cơ vỡ nợ
Ngày 24/5, sau hàng loạt lệnh trừng phạt đối với Nga không thành công, Bộ Tài chính Mỹ cho biết Washington sẽ chấm dứt cơ chế miễn trừ cho phép Moskva thanh toán nợ nước ngoài của các nhà đầu tư Mỹ. Động thái này có thể đẩy Nga đến gần tình trạng vỡ nợ.
Theo hãng thông tấn AFP, điều khoản cho phép các ngân hàng Mỹ tiếp nhận và xử lý thanh toán cho các chủ nợ của Nga sẽ kết thúc vào 12h01 trưa 25/5, tức hai ngày trước khi khoản thanh toán nợ tiếp theo của Nga đến hạn.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đã ám chỉ về quyết định trên vào tuần trước khi nói rằng cơ chế miễn trừ này được thiết kế nhằm cho phép các tổ chức tài chính điều chỉnh phù hợp với loạt biện pháp trừng phạt khắc nghiệt chống lại Moskva.
40 tỷ USD trái phiếu quốc tế của Nga và khả năng vỡ nợ đã trở thành tâm điểm của thị trường tài chính toàn cầu. Đây được coi là một kế hoạch “thừa nước đục thả câu” của Mỹ kể từ khi Nga hứng chịu các lệnh trừng liên quan đến chiến dịch quân sự tại Ukraine.
Các biện pháp trừng phạt của phương Tây ngắt kết nối Nga khỏi phần lớn hệ thống tài chính quốc tế, trong đó có việc ngăn chặn Moskva tiếp cận những nguồn vốn gửi tại các ngân hàng Mỹ để thanh toán cho chủ nợ nước ngoài.
Giới quan sát suy luận động thái mới nhất này đã loại bỏ lối thoát cuối cùng để Nga tránh tình trạng vỡ nợ nước ngoài.
Tuyên bố từ Bộ Tài chính Mỹ cho thấy quyết định đó là một phần trong những nỗ lực của Tổng thống Joe Biden nhằm tăng cường sức ép lên Tổng thống Vladimir Putin liên quan đến chiến dịch quân sự ở Ukraine.
“Hiện tại Nga không thể vay tiền trên thị trường tài chính toàn cầu, không có khả năng tiếp cận thị trường vốn. Nếu Nga không thể tìm ra cách hợp pháp để thực hiện các khoản thanh toán này, thì về mặt kỹ thuật, họ sẽ vỡ nợ”, bà Janet Yellen cho biết.
Chính phủ Nga đã cố gắng thanh toán nợ nước ngoài bằng nội tệ, tuy nhiên nhiều trái phiếu không cho phép hoàn trả bằng đồng rúp.
Áp lực chồng áp lực, liệu Nga có vượt qua ?
Chính phủ Nga phải đối mặt với hàng tá khoản nợ đáo hạn trong năm nay. Ngày 27/5, với khoản thanh toán 100 triệu euro tiền lãi đối với hai trái phiếu: một yêu cầu thanh toán chỉ USD, euro, bảng Anh hoặc franc Thụy Sĩ, khoản còn lại có thể được trả bằng đồng rúp.
Xem thêm
- Dự báo triển vọng thị trường chứng khoán tuần 01/08 – 05/08
- Các loại tài khoản Forex mà bất cứ nhà giao dịch nên lưu ý
- Orbex tăng cường các công cụ phân tích cao cấp trong Trung tâm giáo dục
Theo báo cáo của Reuters và The Wall Street Journal ngày 21/5, Bộ Tài chính Nga đã chuyển tiền ra nước ngoài sớm nhằm thực hiện các khoản thanh toán và tránh vỡ nợ.
Vào cuối tháng 6, gần 400 triệu USD tiền lãi sẽ đến hạn đóng. Sau khoảng thời gian ân hạn từ 15 – 30 ngày kể từ thời điểm lỡ hạn thanh toán, quốc gia này có thể sẽ bị tuyên bố là vỡ nợ, các chủ nợ có quyền thực hiện hành động pháp lý để thu hồi tiền.
Tuy nhiên, Moskva vẫn đang thu về một lượng lớn tiền mặt từ hoạt động xuất khẩu năng lượng, và buộc các nước ở châu u phải trả bằng đồng rúp để tránh bị trừng phạt. Tình hình đó có thể thay đổi nếu châu u thông qua lệnh cấm vận dầu mỏ.
Liên minh châu u (EU) cũng đã thảo luận về vấn đề này trong nhiều tuần và vẫn không tìm ra giải pháp. Bộ Tài chính Nga cho biết nợ nước ngoài của nước này đã lên tới từ 4,5 – 4,7 nghìn tỷ rúp (khoảng 50 tỷ euro, 60 tỷ USD), tương đương 20% tổng nợ công.
Năm 1998, Nga đã bỏ lỡ các khoản thanh toán nợ bằng đồng rúp khi phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng tài chính rộng lớn hơn. Tuy nhiên, lần cuối cùng nước này vỡ nợ bằng ngoại tệ là năm 1918.