spot_img

Lý thuyết Dow là gì? 6 nguyên lý cơ bản của lý thuyết Dow

Lý thuyết dow chính là cơ sở của phân tích kỹ thuật trong đầu tư forex. Vậy nên việc nắm rõ 6 nguyên lý cơ bản do tác giả Charles H. Dow xây dựng là điều rất thiết yếu. Và trong bài viết này, HocChoiTrading.Com sẽ giới thiệu những thông tin cơ bản về lý thuyết dow là gì cũng như các nguyên lý cơ bản của lý thuyết dow trong giao dịch forex. 

Lý Thuyết Dow Là Gì? 

Lý thuyết dow được coi là nền tảng đầu tiên để đặt nền móng cho việc nghiên cứu những biến động của phương pháp thị trường đầu tư. Ngoài ra, lý thuyết dow thể hiện rõ nét nhất sự biến động tăng hay giảm diễn ra trên thị trường tài chính. Sau khi đã nắm vững kiến thức dow thì bạn có thể nắm bắt được các nền tảng lý thuyết khác một cách dễ dàng, ngoại trừ chỉ báo Ichimoku do người Nhật xây dựng. 

Lý Thuyết Dow Là Gì?
Lý Thuyết Dow Là Gì?

Lịch Sử Hình Thành Lý Thuyết Dow

Ông Charles H. Dow là cha đẻ của lý thuyết dow. Các nguyên lý cơ bản của lý thuyết này được hình thành thông qua một hệ thống các bài xã luận do ông viết và đăng tải trên Wall Sweet Journal. Có thể nhận thấy, những bài viết này thể hiện niềm tin của Dow về cách phản ứng của thị trường chứng khoán đồng thời là cách định lượng sức khỏe của thị trường tài chính để kiếm tìm lợi nhuận. 

Cho đến năm 1902, Charles H.Dow qua đời một cách đột ngột khiến cho toàn bộ số tài liệu trong quá trình dở dang. Vì vậy, William P. Hamilton – cộng sự của Dow đã thay ông đảm nhận chức biên tập tờ Wall Street Journal đã tiếp nhận nghiên cứu và hoàn thiện để cho ra đời lý thuyết Dow hiện tại. 

Lịch Sử Hình Thành Lý Thuyết Dow
Lịch Sử Hình Thành Lý Thuyết Dow

Lý thuyết dow chỉ ra rằng thị trường chứng khoán nói chung là thước đo đáng tin cậy cho điều kiện tổng thể của một nền kinh tế. Và cũng bằng cách này, bạn có thể đánh giá chính xác các điều kiện đó cũng như xác định xu hướng chính của thị trường, sau đó đề ra phương hướng phát triển của từng cổ phiếu riêng lẻ. 

Dow chủ yếu dựa vào 2 chỉ số chính gồm chỉ số công nghiệp Dow Jones và chỉ số đường sắt Dow Jones hay còn gọi là chỉ số vận tải được Dow biên soạn và đăng tải trên Wall Street Journal. Các chỉ số này có thể phản ánh một cách chính xác các điều kiện kinh doanh vì chúng bao gồm công nghiệp và đường sắt (vận tải) là hai phân khúc kinh tế chính. Mặc dù các chỉ số vẫn thường xuyên thay đổi nhưng lý thuyết vẫn được áp dụng và trở thành một trong những lý thuyết cơ bản nhất cho giao dịch ngoại hối forex và cho thị trường tài chính hiện đại. 

6 Nguyên Lý Cơ Bản Của Lý Thuyết Dow

Trong số các lý luận của mình, Dow đã giới thiệu 6 nguyên lý chủ yếu nhất. Sự tác động của thị trường quyết định đến nội dung của mỗi nguyên lý. Chi tiết như sau: 

6 Nguyên Lý Cơ Bản Của Lý Thuyết Dow
6 Nguyên Lý Cơ Bản Của Lý Thuyết Dow

Nguyên Lý 1 – Thị Trường Phản Ánh Tất Cả

Nội dung chính của nguyên lý này nêu rõ giá của cổ phiếu và các chỉ số đều biến động theo thị trường. Nó không chỉ ảnh hưởng ở thời điểm hiện tại mà còn liên quan đến các thông tin trong quá khứ. Các yếu tố khác như lạm phát giá, tâm lý nhà đầu tư hay lãi suất cũng được thể hiện rõ trong nguyên lý này. 

Nguyên Lý 1 - Thị Trường Phản Ánh Tất Cả
Nguyên Lý 1 – Thị Trường Phản Ánh Tất Cả

Mặt khác, không phải rủi ro nào cũng được Dow đề cập đến. Đồng nghĩa rằng thiên tai, động đất, sóng thần hoặc các vấn đề về khủng bố,… đều không được đề cập đến. Nhưng trong thực tế những tác động thì những tác động rủi ro này hiện nay đã được đưa vào đánh giá thị trường. 

 Nguyên Lý 2 – 3 Xu Thế Của Thị Trường

Thị trường luôn co 3 xu hướng chính theo phân tích của lý thuyết dow và mỗi xu thế sẽ có những đặc điểm riêng biệt. 

  • Xu thế cấp 1( Primary Movement) thường diễn ra trong 1 năm hoặc thậm chí vài năm. Xu thế cấp 1 chia ra làm 2 nhóm xu thế tăng hoặc giảm và luôn kìm hãm sự phát triển của nhau. 
  • Dựa vào xu thế cấp 1 này mà các nhà đầu tư có thể tiếp tục xây dựng cho mình những chiến lược về lâu dài. Đích đến của các nhà đầu tư ngoại hối là mua vào sớm nhất, mua đầu tiên khi thị trường tăng giá và nắm giữ đến khi Bear Market bắt đầu. 
  • Xu thế cấp 2 (Medium Swing) là xu thế phụ thường diễn ra heo chiều hướng ngược với xu thế cấp 1. Ví dụ, nếu xu thế chính tăng thì xu thế cấp 2 sẽ giảm và ngược lại. Thời gian kéo dài của xu thế cấp 2 không quá 3 tháng. 
  • Xu hướng nhỏ (Medium Swing) được diễn ra khá ngắn, không quá 3 tuần. Xu hướng cũng được áp dụng để điều chỉnh các biến động giá ngược với xu hướng thứ 2. 

Xem thêm về mô hình 2 đỉnh là gì?

Nguyên Lý 3 – 3 Giai Đoạn Trong Xu Thế Chính

Lý thuyết Dow cũng chia xu thế thành 3 giai đoạn chính, trong đó: 

  • 3 giai đoạn (tích lũy, bùng nổ và quá độ) hình thành trong xu hướng tăng. 
  • 3 giai đoạn (phân phối, tuyệt vọng và sụp đổ đóng cửa) hình thành trong xu hướng giảm. 
  • Nguyên Lý 3 - 3 Giai Đoạn Trong Xu Thế Chính
    Nguyên Lý 3 – 3 Giai Đoạn Trong Xu Thế Chính

3 giai đoạn trong xu hướng tăng 

  • Giai đoạn tích lũy có sự di chuyển chậm từ thị trường và gần như không có biến động. Nếu các nhà đầu tư có ít kiến thức thì không thể đoán được thị trường nên dễ rơi vào tình trạng bán tống bán tháo. 
  • Giai đoạn bùng nổ thì có sự biến động mạnh mẽ từ thị trường và giá có dấu hiệu tăng lên. Tại thời điểm này thì các hoạt động mua vào đã bắt đầu diễn ra vì tâm lý chung của thị trường rất lạc quan. 
  • Giai đoạn quá độ (giai đoạn phân phối) có sự nóng lên của thị trường, tin tức đươc rung ra, chuyển từ trạng thái hưng phấn sang thái quá. Tại đây, mọi người đều có nhu cầu mua vào đồng nghĩa rằng đây là thời điểm các nhà đầu tư thông minh thực hiện bán ra. 

3 giai đoạn với xu hướng chính giảm

  • Giai đoạn phân phối gắn liền với giai đoạn quá độ trong xu hướng tăng. Khi này các nhà đầu tư cố gắng phân phối hàng ra bên ngoài thị trường làm gia tăng khối lượng. Nhà đầu tư có tâm lý tích cực sẽ mua vào với hy vọng có dấu hiệu tăng giá nhưng lại không hề hay biết mình đang đu ở đỉnh và sắp vỡ mộng. 
  • Giai đoạn tuyệt vọng là thời điểm mà cả số lượng mua vào giảm dần dẫn đến nhà đầu tư sẽ bán ra. Các tin xấu cũng được những cá mập bơm ra khiến nhà đầu tư lo sợ không dám vào. 
  • Giai đoạn giảm mạnh (sụp đổ) làm cho thị trường nhuộm sắc đỏ khi nhà đầu tư đua nhau bán ra. Lúc này, người tham gia thị trường không còn quan tâm đến giá nữa mà chỉ mong thoát được khỏi thị trường để gỡ gạc. Thế nhưng, giai đoạn này là khởi điểm cho giai đoạn tích lũy và dự đoán một xu hướng tăng bắt đầu hình thành.

Nguyên lý 4 – Các Chỉ Số Bình Quân Phải Xác Nhận Lẫn Nhau

Khi trên thị trường xuất hiện xu hướng đảo chiều tăng sang giảm hoặc ngược lại thì cần phải có sự xác nhận từ cả 2 chỉ số. Với thị trường truyền thống cần phải có sự xác nhận của chỉ số trung bình công nghiệp và chỉ số trung bình đường sắt. 

Chẳng hạn, chỉ số công nghiệp Dow Jones cho thấy sự đảo chiều từ giảm sang tăng toàn bộ nhưng chỉ số vận tải lại trong xu thế giảm thì sẽ không có sự xác nhận. Vì vậy, nếu muốn xác nhận thì thị trường phải có sự đồng nhất của 2 yếu tố này. 

Mô hình cốc tay cầm là gì trong trading

Nguyên lý 5 – Sử Dụng Khối Lượng Giao Dịch Để Xác Định Xu Hướng

Lý thuyết dow nhận định rằng khối lượng giao dịch sẽ có sự tương quan với xu thế thị trường. Các nhà đầu tư cần dựa vào khối lượng giao dịch để xác định xu hướng thị trường đang tiếp diễn. Khối lượng giá tăng lên đồng thời kéo theo xu hướng thị trường tăng và tương tự, nếu khối lượng giá giảm thì xu hướng sẽ giảm.

Nguyên lý 6 – Xu Hướng Thị Trường Chính Sẽ Duy Trì Và Chỉ Biến Động Khi Thị Trường Đảo Chiều

Nguyên lý này làm nổi bật nhận định xu hướng thị trường có hiệc lực đến khi cố sự đảo chiều xuất hiện. Vậy nên, nhà đầu tư cần rèn luyện sự kiên nhẫn, chờ đợi tương lại có sự xuất hiện sự đảo chiều mới thì có thể giao dịch. 

Những Mặt Hạn Chế Của Lý Thuyết Dow

Không thể phủ nhận tính ứng dụng rộng rãi của lý thuyết dow nhưng không có nghĩa là lý thuyết này luôn đúng hoàn toàn. Tất nhiên, lý thuyết dow vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phuc như: 

Nguyên Lý 3 - 3 Giai Đoạn Trong Xu Thế Chính
Nguyên Lý 3 – 3 Giai Đoạn Trong Xu Thế Chính

Độ Trễ Lớn

Theo nguyên lý thứ 3, xuu thế chính được chia làm 3 giai đoạn hỗ trợ. Nếu nhà đầu tư chỉ mua vào và bán ra ở giai đoạn thị trường bùng nổ (xu hướng chính tăng) và tuyệt vọng (xu thế chính giảm) thì nhà đầu tư sẽ bỏ lỡ mất cơ hội kiếm được nhiều lợi nhuận hơn vào giai đoạn đầu và cuối của sự biến động.

indicator là gì? các chỉ báo cơ bản cho người mới

Không Áp Dụng Nhiều Khi Giao Dịch Trung Hạn Và Ngắn Hạn

Xu hướng chính được chú trọng trong lý thuyết Dow nên nhà đầu tư cũng cần tạo đỉnh và đáy rõ ràng. Điều này có thể làm mất nhiều thời gian phân tích và tìm ra xu thế chính mà bỏ lỡ các cơ hội đầu tư trong trung hạn và dài hạn. Nếu như vậy thì nhà đầu tư sẽ rất bất lựi trong giao dịch Scalping, day trading, swing trading. 

Khiến Các Nhà Đầu Tư Khó Xác Định Xu Thế

Lý thuyết dow chia làm 3 xu thế chính, xu thế phụ và xu thế nhỏ. Ba xu thế này khi hình thành thì giá sẽ tăng giảm một khoảng thời gian nào đó. Tuy nhiên, trong thực tế thì giá lại biến động liên tục nên nhà đầu tư khó có thể xác định được các xu thế kết thúc một cách chính xác. Dẫn đến việc khó đưa ra những quyết định sai lầm. 

Kết Luận

Những kiến thức nền tảng được xây dựng từ lý thuyết dow vẫn còn giá trị phổ biến đến ngày nay bởi số lượng trader áp dụng lớn. Việc hiểu và phân tích nền tảng lý thuyết dow sẽ là tiền đề để các nhà đầu tư xác định các diễn biến tiếp theo trên thị trường và thực hiện các dự án giao dịch hiệu quả. Mong rằng bài viết của HocChoiTrading.Com sẽ hữu ích với bạn. 

 

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
spot_img
BÀI VIẾT MỚI
spot_img