spot_img

Lực cầu đối với Euro tăng nhẹ trước thềm cuộc họp của ECB

Lực cầu đối với đồng euro đã gia tăng nhẹ, trong bối cảnh Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ nhóm họp trong ngày thứ Năm để đưa ra quyết định về việc tăng lãi suất.

Lực cầu đối với Euro tăng nhẹ trước thềm cuộc họp của ECB
Lực cầu đối với Euro tăng nhẹ trước thềm cuộc họp của ECB

Cuộc họp của ECB diễn ra trong bối cảnh, các ngân hàng trung ương trên toàn cầu đang tăng cường thắt chặt chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát. Trước đó trong tuần này, Ngân hàng Dự trữ Australia (RBA) và Ngân hàng Trung ương Canada (BOC) đều đã tiến hành nâng lãi suất.

Các khảo sát mới nhất của Bloomberg cho thấy, ECB nhiều khả năng sẽ tăng lãi suất thêm 0,75 điểm %. Trong khi đó, thị trường hợp đồng hoán đổi chỉ số qua đêm (OIS) tỏ ra thận trọng hơn khi dự báo, ECB sẽ chỉ nâng lãi suất khoảng 0,67 điểm %.

Thách thức lớn nhất đối với ECB sẽ là tình hình mong manh của nền kinh tế Khu vực Đồng tiền chung châu Âu (Eurozone). Các số liệu mới công bố cho thấy, GDP của toàn châu Âu tính đến cuối tháng 7 đã đạt mức tăng 4,1%, vượt mức dự báo 3,9%.

Tuy nhiên, cuộc xung đột Nga – Ukraine vẫn đang khiến châu Âu phải đối mặt với tình trạng căng thẳng về gnuồn cung năng lượng. Giá khí đốt hiện đã giảm bớt sau khi chạm mức đỉnh 342 euro/MWh hổi tháng 8, nhưng vẫn rất đắt đỏ, hiện đang giao dịch ở gần mức 220 euro/MWh.

Sự giảm nhẹ của giá khí đốt cũng không đủ để làm dịu các số liệu lạm phát cao kỷ lục tại châu Âu. Các báo cáo hồi tuần trước cho thấy, chỉ số giá sản xuất (PPI) của EU trong tháng 7 đã tăng 37,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Các ngân hàng trung ương trong khu vực châu Âu hiểu rất rõ tác động từ độ trễ của PPI đối với chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và việc ECB tăng lãi suất vào ngày hôm nay có thể sẽ kéo theo một số hệ quả khác.

Giới đầu tư cũng dành nhiều sự chú ý tới những động thái từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), khi Chủ tịch FED Jerome Powell sẽ có bài phát biểu tại một hội nghị trực tuyến trong ngày thứ Năm.

Trước đó, một số quan chức cấp cao như Chủ tịch FED chi nhánh Cleveland Loretta Mester và Phó chủ tịch FED Lael Brainard đều đã đưa ra những tuyên bố cứng rắn, ủng hộ việc nâng lãi suất mạnh tay hơn nữa để kiềm chế lạm phát.

Các quan điểm diều hâu này đã tác động lớn đến thị trường tài chính, đẩy lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ lên mức cao nhất trong nhiều năm trở lại đây. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 2 năm hiện đứng ở mức 3,55% – mức cao nhất kể từ năm 2007, trước khi diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính. Việc lợi suất trái phiếu tăng cao cũng giúp củng cố sức mạnh của đồng USD trên diện rộng, khiến cặp tỷ giá EUR/USD đối mặt với áp lực bán lớn trong một quãng thời gian dài.

Trong khi quyết định nâng lãi suất của ECB có thể giúp ngân hàng này bắt kịp với đà tăng lãi suất của FED, hành động này cũng sẽ nới rộng khoảng cách lãi suất giữa ECB và ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ). BOJ hiện vẫn đi ngược lại xu hướng chung của các ngân hàng trung ương trên thế giới, khi kiên quyết không thay đổi chính sách tiền tệ siêu nới lỏng.

Bên cạnh đó, cũng giống như châu Âu, Nhật Bản phụ thuộc rất nhiều vào nguồn năng lượng nhập khẩu và đang phải đối mặt với những khó khăn kinh tế tương tự. Sự kết hợp của các yếu tố này đang khiến đồng yên Nhật suy yếu, đẩy cặp tỷ giá EUR/JPY lên gần mức cao nhất trong 7 năm qua.

EUR/USD so với EUR/JPY

Lực cầu đối với Euro tăng nhẹ trước thềm cuộc họp của ECB
EUR/USD so với EUR/JPY

Tham khảo thêm

Học chơi trading

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
spot_img
BÀI VIẾT MỚI