Layer 2 ra đời trong bối cảnh thị trường giao dịch tiền điện tử vẫn còn nhiều vấn đề tồn đọng phát sinh từ Layer 1. Loại Layer mới này được đánh giá là một thế hệ có nhiều ưu điểm vượt trội. Nó có thể giúp trader chinh phục quá trình đầu tư vào Crypto đạt hiệu quả tối ưu hơn. Tìm hiểu toàn tập về loại Layer mới này, bài viết sau đây từ Học Chơi Trading sẽ giúp bạn được rõ hơn. Hãy cùng theo dõi nào!
Khái niệm, sự xuất hiện và đặc điểm của Layer 2
Để hiểu về Layer 2, việc đầu tiên cần làm đó là đi tìm về khái niệm, sự xuất hiện và đặc điểm của loại Layer. Đặc biệt phải có sự đối sánh tương quan với Layer 1 nhằm giúp các vấn đề được rõ ràng hơn.
Xem thêm: Chỉ số chứng khoán là gì? Các chỉ số cơ bản quan trọng
1.1 Thế nào là Layer 1?
Layer 1 hay mạng L1. Đây được biết đến là tên gọi dành cho một loại tiền điện tử cơ sở. Tiêu biểu là các giao thức ETH (Ethereum), BNB (BNB Smart Chain), SOL (Solana) và BTC (Bitcoin).
Những blockchain này được gọi là L1 bởi vì chúng có cùng hệ sinh thái với mạng chính là L1. Các giao thức thuộc hệ Layer 1 có khả năng hoàn thiện và được xử lý ngay trên giao dịch blockchain của bản thân chúng.
Bên cạnh đó, các L1 sẽ tồn tại thêm token gốc phù hợp với từng loại riêng. Những token này sẽ chịu trách nhiệm trong quá trình thanh toán chi phí khi thực hiện giao dịch.
1.2 Thế nào là Layer 2?
Layer 2 hay mạng L2. Đây là mạng giải pháp có sự mở rộng và được phát triển dựa trên Layer 1.
L2 cũng là mạng lưới các giao dịch blockchain được sử dụng trong đầu tư Crypto. Ví dụ như ETH (Ethereum) hay BTC (Bitcoin).
Mạng L2 có sự kế thừa từ mạng L1. Trong đó nổi bật là tính dữ liệu và tính bảo mật. Tuy nhiên L2 lại chiếm ưu thế trong việc xử lý đa dạng hơn các giao dịch cùng lúc. Bên cạnh đó là tốc độ xử lý nhanh hơn và có chi phí tối ưu hơn.
Trên thị trường hiện nay, loại tiền điện tử có nhiều mạng L2 nhất đó là đồng Ethereum. Theo thống kê, nó có trên 20 dự án đang hoạt động.
1.3 Bối cảnh mạng L2 xuất hiện ra sao?
Layer 2 xuất hiện trong bối cảnh thị trường cần sự cấp thiết để giải quyết những vấn đề khó khăn của Layer 1. Thế hệ mạng L2 như một giải pháp cải tiến kịp thời để thị trường được “thông thoáng” và nhà đầu tư thoải mái hơn khi giao dịch tiền điện tử.
L2 đã kịp thời “chữa cháy” cho L1 đối với những vấn đề quá tải hệ thống, chi phí cao, tốc độ chậm và mạng lưới không được mở rộng. Mặc dù được chuyển tiếp từ L1 nhưng L2 vẫn đảm bảo những ưu thế và điểm mạnh của mình.
Trong thời điểm này, L2 vẫn có giá trị riêng. Nó hoàn toàn có thể phát triển một cách mạnh mẽ và mang lại nhiều lợi ích lớn. Thế nhưng, L2 vẫn có sự phụ thuộc và thực sự cần phải đánh giá chuyển tiếp sau L1.
1.4 Đặc điểm nổi bật của L2 so với L1
Layer 2 có một số điểm nổi bật nếu so sánh với L1. Đó là:
- Giảm thiểu mạnh mẽ vấn đề tắc nghẽn mạng lưới, khả năng xử lý trong giao dịch được tăng cao, cải thiện tốt hơn trải nghiệm người dùng.
- Làm hạ nhiệt và giải quyết vấn đề phí gas đắt đỏ bằng cách nhóm các giao dịch lại với nhau, giúp cho nhà đầu tư tiếp cận dễ dàng, thuận tiện.
- Tăng cường việc phát triển đối với mạng lưới chuyên dụng, mang lại sự phù hợp trong mục đích sử dụng mạng, mở rộng quy mô hoạt động.
- Vẫn duy trì sự bảo mật, tính phi tập trung đặc trưng của lĩnh vực giao dịch Crypto.
Những vấn đề Layer 2 đã giải quyết hiệu quả so với Layer 1
Có 3 vấn đề quan trọng mà Layer 2 đã giải quyết tương đối tốt so với Layer 1. Đó là về mở rộng nền tảng tiền điện tử, nâng cao tốc độ xử lý và giảm thấp phí gas quá đắt đỏ.
2.1 Vấn đề thứ nhất đó là việc mở rộng của nền tảng
Khi blockchain hoạt động cần phải có xác nhận từ những node thợ đào thì mới được thông qua. Nhưng với sự quá tải của mạng L1 thì lượng node để xác nhận không tương xứng với lượng người dùng. Do đó, nền tảng ở L1 gần như bị đông cứng và tắc nghẽn nghiêm trọng.
Nhưng khi mạng L2 ra đời, vấn đề này đã được giải quyết. Lưu lượng người dùng được chuyển từ L1 sang L2, giúp cho hệ thống được nhẹ nhàng và mở rộng hơn. Các node cũng đáp ứng đầy đủ hơn nhu cầu được xử lý và “thông quan” của trader.
Xem thêm: Trái phiếu là gì? Sự khác nhau giữa cổ phiếu và trái phiếu
2.2 Vấn đề thứ hai đó là tốc độ trong xử lý giao dịch
Xét dựa trên vấn đề của Ethereum. Tốc độ xử lý trên mạng L1 chỉ đạt từ 15 đến 20 TPS (số giao dịch xử lý trên mỗi giây). Con số này “chậm chạp” rất nhiều lần nếu so sánh với tốc độ xử lý của Visa là 1,700 TPS.
Tuy nhiên khi mạng Layer 2 ra đời thì tốc độ xử lý này đã được cải thiện tốt hơn. Người dùng hoàn toàn có quyền chuyển xử lý từ L1 trực tiếp sang L2. Khi lượng giao dịch được giảm tải tất nhiên hệ thống của mạng L1 sẽ mượt mà hơn.
2.3 Vấn đề thứ ba đó là hạ nhiệt phí gas xuống mức thấp
Đối với mạng L1, hệ sinh thái luôn quá tải. Trong trường hợp này, không ít nhà đầu tư sẵn sàng bỏ thêm tiền để được ưu tiên xử lý giao dịch trước. Điều này đã khiến cho phí gas (phí giao dịch) bị nâng lên đến mức cực kỳ đắt đỏ. Có trường hợp giao dịch đồng tiền điện tử Ethereum, trader phải trả phí đến 80 USD.
Giải pháp của L2 đối với vấn đề này đó là thực hiện nhóm các giao dịch với nhau. Nhà đầu tư nếu có cùng giao dịch thì có thể chia sẻ và từ đó làm cho khí gas hạ nhiệt.
Ngoài ra, khi môi trường L2 được thông thoáng, lượng người dùng cũng thoải mái. Vì thế nên không có tình trạng “ùn ứ” để tăng chi phí giao dịch. Tất nhiên, điều này rất có lợi cho nhà đầu tư một cách bền vững.
Xem thêm: Whitepaper là gì? Tầm quan trọng của nó trong đầu tư Crypto
Đánh giá một số điểm mạnh – hạn chế của Layer 2
Trên thị trường Crypto, mạng giải pháp Layer 2 được đánh giá có những ưu điểm và hạn chế như sau:
Điểm mạnh của L2 | Hạn chế của L2 |
– Có tiềm năng để tăng trưởng và tiềm năng để vượt trội trong hệ thống blockchain. – Mang đến các giá trị rất thiết thực dựa vào sự kế thừa hệ thống dữ liệu của mạng L1. – Khắc phục và cải thiện tích cực những hạn chế mà L1 vướng phải. – Hỗ trợ giải quyết các bài toán về phí gas, tốc độ xử lý và phạm vi hoạt động thị trường. – Đảm bảo bảo mật dữ liệu và tính phi tập trung, giúp nhà đầu tư an tâm, tự tin giao dịch. – Không chỉ mặc định với Ethereum mà L2 còn được vận dụng sang nhiều giao thức blockchain khác. | – Mạng L2 còn rất mới mẻ và chưa thật sự thông dụng đối với tất cả người dùng giao dịch tiền điện tử. – Bị đánh giá về tính thanh khoản có phần phân mảnh. – Gặp khó khăn trong việc vận chuyển tài sản ở nội bộ các L2 với nhau. |
Kết luận
Nhìn chung, Layer 2 vẫn là một sự tiến bộ mạnh mẽ và đáng ghi nhận đối với giải pháp xử lý blockchain tồn tại trước đó. Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của thị trường Crypto hiện nay, mạng L2 vẫn có những giá trị đáng ghi nhận. Tuy nhiên, giải pháp này vẫn còn mới mẻ với những điểm ưu và hạn chế nhất định. Nhưng trong tương lai nó có thể phát triển và hoàn thiện tối ưu hơn. Nhà đầu tư nếu quan tâm về giao dịch tiền điện tử thì nên chú ý tham khảo thêm cho mình.
Duy Thanh