spot_img

Lạm phát Mỹ giảm tốc hỗ trợ đà tăng của Yên Nhật

Các số liệu lạm phát tiêu dùng thấp hơn dự báo của Mỹ đã giúp thúc đẩy đà tăng của đồng Yên Nhật so với đồng USD.  

Lạm phát Mỹ giảm tốc hỗ trợ đà tăng của Yên Nhật
Lạm phát Mỹ giảm tốc hỗ trợ đà tăng của Yên Nhật

Lạm phát Mỹ giảm tốc hỗ trợ đà tăng của Yên Nhật

Các số liệu vừa được công bố cho thấy, Chỉ số Giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ trong tháng 7 đã tăng 8,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Con số này thấp hơn so với mức dự báo 8,7% của giới chuyên gia và mức 9,1% trong tháng 6.

Chỉ số CPI cốt lõi (bao gồm giá các mặt hàng biến động mạnh như lương thực thực phẩm và năng lượng) trong tháng 7 ghi nhận mức tăng 5,9% so với cùng kỳ năm ngoái – tương đương với mức tăng trong tháng 6, nhưng thấp hơn mức dự báo 6,1%.

Ngay sau khi thông tin này được công bố, lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ đã giảm, nhưng sau đó nhanh chóng tăng trở lại, bởi việc lạm phát giảm tốc, sẽ khiến khả năng giới lãnh đạo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) điều chỉnh chính sách tăng lãi suất trở nên khó xảy ra hơn.

Chủ tịch FED chi nhánh Minneapolis Neel Kashkari nhận định, lãi suất của FED sẽ đứng ở mức 3,9% vào giai đoạn cuối năm 2022, và đạt mức 4,4% vào nửa cuối năm sau. Ông cũng dự báo, sự giảm tốc của lạm phát sẽ không ảnh hưởng nhiều tới kế hoạch tăng lãi suất của ngân hàng trung ương Mỹ.

Xem thêm

Quan điểm ủng hộ thắt chặt chính sách tiền tệ của ông Neel Kashkari là đặc biệt đáng chú ý, bởi ông sẽ là thành viên tham gia bỏ phiếu của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) trong năm 2023. Kể từ khi gia nhập FOMC, hồi năm 2015, ông Kashkari vẫn có xu hướng lập trường tương đối ôn hòa. Tuy nhiên, khi đại dịch COVID-19 bùng phát hồi năm 2020, ông đã dần trở nên linh hoạt hơn.

Ngoài ông Kashkari, một quan chức khác là Chủ tịch FED chi nhánh Chicago Charles Evans cũng ủng hộ việc tăng lãi suất vào cuối năm 2022 và 2023.

Với việc lãi suất đang hướng tới mức cao hơn, các thị trường chứng khoán, hàng hóa và tiền tệ đều đang chứng kiến xu hướng tăng, khi giới đầu tư đẩy mạnh mua gom các tài sản rủi ro.

Đồng bạc xanh hiện đang ghi nhận sự suy yếu so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt khác, bao gồm cả Yên Nhật. Trong phiên giao dịch ngày thứ Tư tại thị trường Bắc Mỹ, cặp tỷ giá USD/JPY có thời điểm chạm mức thấp nhất là 134,03.

Việc đồng yên nhật tăng khoảng 1,6% so với USD, diễn ra trong bối cảnh thị trường tin tưởng rằng, lạm phát tại Mỹ có thể đã đạt đỉnh. Việc FED tiếp tục tăng lãi suất, sẽ đặt ra những dấu hỏi lớn đối với chính sách lãi suất âm của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ), trong các hoạt động giao dịch chênh lệch lãi suất khi lợi suất ở những kênh đầu tư khác giảm.

Giới đầu tư sẽ tiếp tục theo dõi các động thái của giới hoạch định chính sách FED, nhằm tìm hiểu thêm thông tin liên quan đến chính sách lãi suất của ngân hàng trung ương này trong thời gian tới. Cuối ngày hôm nay theo giờ Mỹ, Chủ tịch FED chi nhánh San Francisco Mary Daly dự kiến sẽ có cuộc trả lời phỏng vấn trên kênh truyền hình Bloomberg. Cặp tỷ giá USD/JPY được dự báo có thể biến động nhiều hơn trong những phiên giao dịch còn lại trong tuần này.

Phản ứng của USD/JPY khi CPI Mỹ được công bố

Phản ứng của USD/JPY khi CPI Mỹ được công bố
Phản ứng của USD/JPY khi CPI Mỹ được công bố

Học chơi trading

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
spot_img
BÀI VIẾT MỚI
spot_img