Trong phiên giao dịch ngày 30/5, cặp tiền GBP/USD cố gắng tăng lên trên 1,2380 và bắt đầu sử dụng mức đó làm hỗ trợ. Cặp tiền này có thể đối mặt với mức kháng cự tạm thời tại 1,2400 và mức 1,2420 trước khi nhắm mục tiêu 1,2450.

Mặc dù GBP/USD đã kết thúc mô hình hai nến trên biểu đồ bốn giờ trong vùng tích cực, nhưng cặp tỷ giá đã mất đà tăng gần Đường trung bình động đơn giản SMA 20.
Ngoài ra, cặp tiền này tiếp tục giao dịch trong kênh hồi quy giảm dần. Và chỉ báo Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) duy trì dưới 50. Điều đó cho thấy đợt tăng mới nhất là một phần của sự điều chỉnh kỹ thuật chứ không phải là khởi đầu của một động thái tăng giá.

GBP/USD nỗ lực phục hồi trên mốc 1,2350 trong phiên 29/5 tại thị trường châu Âu. Tâm lý thị trường được cải thiện do sự lạc quan về thỏa thuận nợ của Mỹ đang đè nặng lên đồng USD trú ẩn an toàn. Khi các nhà đầu tư chờ đợi một chất xúc tác mới trong môi trường thanh khoản thấp.
Nếu GBP/USD cố gắng tăng lên trên 1,2380 và bắt đầu sử dụng mức đó làm hỗ trợ, thì cặp tiền này có thể đối mặt với mức kháng cự tạm thời tại 1,2400 (đây cũng là mức tâm lý, mức tĩnh) và mức 1,2420 (đường SMA 50 kỳ) trước khi nhắm mục tiêu 1,2450 (mức thoái lui Fibonacci 23,6% của xu hướng tăng mới nhất).
Mặt khác, mốc 1.2330 (điểm giữa của kênh giảm dần) sắp xếp thành ngưỡng hỗ trợ đầu tiên trước 1.2300 (mức tâm lý, mức tĩnh) và 1.2240 (mức thoái lui Fibonacci 50%).

Xem thêm: Phe bán của cặp tiền GBP/USD vẫn chiếm ưu thế
Trong khi đó, đồng USD biến động tăng nhẹ, sau khi giảm nhẹ trước đó trong phiên do thỏa thuận về trần nợ của Mỹ làm tăng khẩu vị rủi ro trên thị trường thế giới và làm giảm sức hấp dẫn trú ẩn an toàn của đồng bạc xanh.
Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 28-5 đã hoàn tất thỏa thuận ngân sách với Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy. Cụ thể, hai bên thống nhất tạm thời gỡ bỏ giới hạn nợ công, đồng thời cắt giảm một số khoản chi tiêu của chính phủ liên bang trong vòng 2 năm. Theo đó, việc vay tiền của chính phủ Mỹ sẽ được phép vượt mức trần 31,4 nghìn tỉ USD đến ngày 1-1-2025, tức sau cuộc bầu cử tổng thống tiếp theo ở nước này. Thỏa thuận này đã sẵn sàng để chuyển sang Quốc hội biểu quyết.
Charu Chanana, Chiến lược gia thị trường tại Saxo Markets ở Singapore cho biết: “Trọng tâm thị trường sẽ nhanh chóng chuyển sang thực tế rằng, việc đạt được thỏa thuận chỉ là một bước trong quy trình bởi nó còn chờ Quốc hội thông qua”.

Chỉ số niềm tin người tiêu dùng theo khảo sát của Conference Board được dự báo giảm từ mức 101,3 trong tháng 4 xuống 99 trong tháng 5. Những lo ngại về lạm phát cao, lãi suất tăng, những rủi ro trong ngành ngân hàng và đặc biệt là sự bế tắc trong tiến trình đàm phán nâng trần nợ công tại Mỹ đã ảnh hưởng đến tâm lý người dân.
Điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến các ngành dịch vụ, bán lẻ tại Mỹ, vốn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Tuy nhiên, tình hình được kỳ vọng sẽ dần cải thiện trong thời gian tới, trong bối cảnh nước Mỹ đang chờ đợi các nhà lập pháp sớm thông qua thỏa thuận sơ bộ về trần nợ, giúp nền kinh tế tránh được nguy cơ vỡ nợ.
Hoa Nguyễn