Diễn biến EUR/USD phụ thuộc vào các dữ liệu kinh tế tại Mỹ và châu Âu

Tỷ giá EUR/USD được dự báo sẽ có nhiều biến động trong tuần này, khi một loạt các dữ liệu kinh tế quan trọng tại Mỹ và châu Âu lần lượt được công bố.

Diễn biến EUR/USD phụ thuộc vào các dữ liệu kinh tế tại Mỹ và châu Âu

Diễn biến EUR/USD phụ thuộc vào các dữ liệu kinh tế tại Mỹ và châu Âu

Sự chú ý đang đổ dồn vào biên bản cuộc họp chính sách tháng 11 của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) – cơ quan hoạch định chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ được công bố vào thứ Tư. Những tín hiệu về lộ trình tăng lãi suất của FED trong thời gian tới đang là mối quan tâm hàng đầu của thị trường. Giới đầu tư sẽ tập trung theo dõi một số vấn đề chính trong biên bản bao gồm khả năng FED tăng lãi suất thêm 0,5 điểm % trong tháng 12 tới, mức lãi suất đỉnh, khi nào FED đạt được mức lãi suất đó và sẽ giữ nó trong bao lâu?

Xem thêm: Cổ phiếu Cisco Systems hiện tại có đáng mua?

Sau cuộc họp chính sách hồi đầu tháng 11, Chủ tịch FED Jerome Powell từng cho biết, mức lãi suất đỉnh của FED sẽ cao hơn so với kế hoạch đưa ra trước đó, và tốc độ tăng lãi suất sẽ phù thuộc vào điều kiện thực tế.

Giới chức FED nhìn chung đều nhìn nhận rằng, FED vẫn cần phải tăng lãi suất trong tháng 12 tới, và cả sau đó nữa, để kiềm chế tỷ lệ lạm phát vẫn đang ở mức cao. Chủ tịch FED chi nhánh Boston Susan Collins khẳng định, FED vẫn còn một chặng đường dài trong cuộc chiến chống lạm phát, trong khi Chủ tịch FED chi nhánh St. Louis James Bullard dự kiến mức lãi suất có thể đạt đỉnh trong khoảng 5 – 7%.

Mức kỳ vọng của thị trường chung cũng đã tăng vọt theo những bình luận của các nhà hoạch định chính sách. FED được dự báo sẽ tiến hành thêm một đợt tăng lãi suất bổ sung vào quý II/2023, qua đó nâng mức lãi suất đỉnh dự kiến từ mức 4,75% – 5% lên khoảng 5% – 5,25%.

Nhà đầu tư cũng sẽ dành nhiều sự quan tâm tới chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) tháng 11 của Mỹ được công bố trong ngày thứ Tư. Các ước tính sơ bộ dự kiến sẽ ghi nhận chỉ số PMI dịch vụ ở mức 47,9 – cải thiện so với mức 47,8 trong tháng 10, nhưng vẫn thấp hơn ngưỡng 50, cho thấy sự thu hẹp hoạt động. Chỉ số PMI sản xuất được dự báo đạt mức 50 – thấp hơn so với mức 50,4 trong tháng 10, nhưng vẫn thể hiện sự mở rộng hoạt động. Chỉ số PMI tổng hợp dự kiến ghi nhận mức cải thiện đáng kể, từ 48,2 trong tháng 10 tăng lên 49,5 trong tháng 11.

Phía bên kia bờ Đại Tây Dương, các dữ liệu kinh tế châu Âu vừa được công bố hồi đầu tuần đã ghi nhận một số tín hiệu tích cực. Chỉ số giá sản xuất (PPI) của Đức trong tháng 10 tăng 34,5% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn mức 46,8% trong tháng 9 và mức dự kiến 41,5%. Xét theo mức tăng hàng tháng, chỉ số PPI của Đức đã giảm 4,2%, một sự cải thiện tích cực so với mức dự báo tăng 0,9% và mức tăng 2,3% trong tháng 9. Đây là cũng là lần giảm đầu tiên của chỉ số này kể từ tháng 5 vừa qua, cho thấy áp lực lạm phát tại nền kinh tế lớn nhất châu Âu đang dần hạ nhiệt.  

Dự kiến trong ngày thứ Tư, S&P Global sẽ công bố các ước tính sơ bộ về chỉ số PMI sản xuất tại Liên minh châu Âu (EU). Các chuyên gia dự báo, PMI sản xuất sẽ ghi nhận xu hướng giảm tại hầu hết các quốc gia EU, khiến chỉ số PMI sản xuất của toàn khối đạt mức 46 – thấp hơn mức 46,4 trong kỳ trước đó. Kết quả này sẽ đánh dấu mức giảm lớn nhất của chỉ số kể từ tháng 5/2020. Chỉ số PMI dịch vụ dự kiến sẽ giảm từ 48,6 xuống 48 trong khi chỉ số PMI tổng hợp giảm từ 47,3 xuống 47 – mức tệ nhất kể từ tháng 11/2020.

Tương tự như FED, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) hiện vẫn đang tính đến khả năng tăng lãi suất trong tháng 12 tới, để kiềm chế lạm phát tiêu dùng (CPI) đã tăng 10,6% so với cùng kỳ năm ngoái trong tháng 10. Tuy nhiên, sự thu hẹp các hoạt động kinh tế và việc lạm phát sản xuất có dấu hiệu hạ nhiệt sẽ cản trở các nỗ lực tăng lãi suất của ngân hàng trung ương này. Giới hoạch định chính sách ECB sẽ cần tính toán một cách thận trọng trước khi đưa ra quyết định thắt chặt chính sách tiền tệ, để tránh đẩy nền kinh tế châu Âu rơi vào suy thoái.  

Kể từ khi đạt mức đỉnh 1,1495 hồi đầu năm, EUR/USD đã liên tục dao động trong kênh giá dốc xuống. Trong phiên giao dịch hôm 28/09, cặp đôi này đã test đường xu hướng mép dưới của kênh và bật tăng trở lại từ mức 0,9532. Đây đồng thời cũng là mức đáy của cặp tỷ giá kể từ đầu năm đến nay. Kể từ đó, EUR/USD đã tăng cao hơn và vượt qua đường xu hướng trên của kênh giá vào ngày 25/10 ở gần ngưỡng 0,9925. Cặp tỷ giá ghi nhận những biến động không ổn định, có thời điểm đạt mức đỉnh 1,0482 và chỉ cách một chút so với mức thoái lui Fibonacci 50% của đợt sóng nối dài từ đỉnh ngày 10/02 xuống đáy ngày 28/09 tại mức 1,0515.

Xem thêm: Năm điều về cổ phiếu Devon Energy nhà đầu tư cần biết

Diễn biến EUR/USD phụ thuộc vào các dữ liệu kinh tế tại Mỹ và châu Âu

Trên khung thời gian 4 giờ, EUR/USD đã phá đáy của mô hình tam giác đối xứng. Nếu giá tiếp tục giảm xuống thấp hơn, mức hỗ trợ đầu tiên sẽ là mức thoái lui 50% của đợt sóng nối từ mức thấp nhất ngày 10/11 đến mức cao nhất ngày 15/11, đồng thời gần đó cũng là mức hỗ trợ nằm ngang gần khu vực 1,0203 – 1,0209. Sau khi phá vỡ xuống dưới mức này, EUR/USD có thể giảm tiếp xuống mức thoái lui Fib lui 61,8% từ cùng một khung thời gian gần mức 1,0144, và sau đó tiếp tục hướng đến mức hỗ trợ nằm ngang tại 1,0094.

Trong trường hợp cặp tỷ giá không thể phá vỡ vùng hỗ trợ và bật tăng trở lại, mức 1,0271 nằm ở vùng đáy của mô hình tam giác, sẽ đóng vai trò là ngưỡng kháng cự đầu tiên. Sau khi tỷ giá phá vỡ lên trên mức này và tiến vào bên trong tam giác, vị trí hội tụ ở mức cao nhất ngày 10/08 và mức thấp nhất tháng 5 giữa vùng 1,0349 và 1,0369, sẽ đóng vai trò là ngưỡng kháng cự thứ hai. Mức kháng cự tiếp sau nữa sẽ là mức đỉnh ngày 15/11 tại ngưỡng 1,0482.

Diễn biến EUR/USD phụ thuộc vào các dữ liệu kinh tế tại Mỹ và châu Âu

Đồng euro hiện đang có chiều hướng đi xuống so với đồng USD, sau khi Đức công bố các dữ liệu PPI thấp hơn nhiều so với dự kiến, và chỉ số PMI nhiều khả năng cũng sẽ ghi nhận xu hướng giảm. Nỗi lo về việc nền kinh tế Đức nói riêng và châu Âu nói chung, rơi vào suy thoái đang bao trùm lên toàn thị trường, đặc biệt là khi ECB nhiều khả năng sẽ tiếp tục đẩy mạnh các nỗ lực tăng lãi suất. Nhà đầu tư cũng sẽ theo dõi sát những diễn biến kinh tế quan trọng tại Mỹ, bao gồm biên bản cuộc họp của FOMC, chỉ số PMI và xa hơn là bài phát biểu của Chủ tịch FED Jerome Powell về nền kinh tế vào ngày 30/11 tới. Đây sẽ là những yếu tố có thể tác động lớn đến diễn biến của cặp tỷ giá EUR/USD trong những phiên giao dịch tới đây.  

Xem thêm: MultiBank thông báo dời trụ sở chính đến Dubai cuối năm 2022

Thanh Hiệp – Học chơi trading

Đánh giá bài viết

5 / 5. Lượt đánh giá: 1

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
spot_img
BÀI VIẾT MỚI