Dự báo triển vọng thị trường chứng khoán tuần 03/10 – 07/10

  1. Điểm qua điểm nhấn

Phiên giao dịch chứng khoán cuối tuần trước

  • Đóng cửa phiên giao dịch chứng khoán ngày thứ Sáu (30/10), thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục giảm sâu sau khi các báo cáo từ Bộ Thương mại cho thấy, chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) – thước đo lạm phát ưa thích của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), đã tăng nhanh hơn dự kiến trong tháng 8.
  • Cả 3 chỉ số chính đều ghi nhận mức giảm sâu trong cả tuần, tháng và quý. Tính theo tháng, chỉ số Dow Jones giảm khoảng 8,8%, chỉ số S&P 500 giảm 9,3% trong khi chỉ số công nghệ Nasdaq giảm sâu 10,5%.

Các dữ liệu việc làm

  • Tâm điểm chú ý của thị trường trong tuần này sẽ đổ dồn vào các dữ liệu trên thị trường việc làm, bao gồm bảng lương phi nông nghiệp tháng 9, báo cáo cơ hội việc làm (JOLTS) tháng 8, và bảng lương lĩnh vực tư nhân ADP. Các dữ liệu việc làm sẽ cho thấy mức độ ảnh hưởng từ các đợt tăng lãi suất của FED tới thị trường lao động.
  • Các số liệu việc làm được dự báo vẫn sẽ tích cực, với tỷ lệ thất nghiệp duy trì ở mức 3,7%. Tốc độ tuyển dụng của doanh nghiệp được dự báo có thể chậm lại đôi chút. Với những kết quả khả quan, FED sẽ có thêm cơ sở để thực hiện các đợt tăng lãi suất mạnh tay trong thời gian tới – một động thái có thể tác động tiêu cực lên thị trường chứng khoán Mỹ.
  • Ở chiều ngược lại, các dấu hiệu cho thấy thị trường lao động đang chững lại, sẽ làm gia tăng khả năng việc FED nâng lãi suất sẽ đẩy nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái.

Các phát biểu của giới chức FED

  • S&P Global sẽ công bố kết quả khảo sát chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) trong các lĩnh vực sản xuất và phi sản xuất của tháng 9 trong tuần này. Các chỉ số được dự báo giảm nhẹ so với tháng 8, nhưng vẫn ở trên ngưỡng 50 – cho thấy sự mở rộng hoạt động trong cả lĩnh vực sản xuất và dịch vụ.
  • Các nút thắt cổ chai trong chuỗi cung ứng, nhu cầu tiêu dùng suy giảm và lạm phát tăng là những thách thức lớn, khiến các lĩnh vực kinh tế chứng khoán của Mỹ giảm tốc. Điều này sẽ làm gia tăng tâm lý bi quan của giới đầu tư, và có thể tác động tiêu cực đến những diễn biến trên thị trường chứng khoán.
  1. Dự báo thị trường chứng khoán

Lịch kinh tế

Thứ Hai (03/10)

–        Chỉ số PMI sản xuất tháng 9 của S&P Global

–        Chỉ số PMI sản xuất tháng 9 của ISM

–        Số liệu việc làm trong lĩnh vực sản xuất tháng 9 của ISM

–        Số liệu về chi tiêu cho xây dựng trong tháng 8

Thứ Ba (04/10)

–        Công bố báo cáo tài chính: Acuity Brands (AYI) và Novagold Resources (NG)

–        Báo cáo khảo sát thị trường lao động JOLTS tháng 8

–        Số đơn đặt hàng nhà máy tháng 8

Thứ Tư (05/10)

–        Công bố báo cáo tài chính: Lamb Weston Holdings (LW) và RPM International (RPM)

–        Bảng lương lĩnh vực tư nhân tháng 9 của ADP

–        Cán cân thương mại tháng 8

–        Chỉ số PMI lĩnh vực dịch vụ tháng 9 của S&P Global

–        Chỉ số PMI phi sản xuất tháng 9 của ISM

Thứ Năm (06/10)

–        Công bố báo cáo tài chính: Constellation Brands (STZ), McCormick & Company (MKC), và Levi Strauss (LEVI)

Thứ Sáu (07/10)

–        Bảng lương phi nông nghiệp tháng 9

–        Số lượng hàng tồn kho bán buôn tháng 8

 

Cổ phiếu trong tầm ngắm

  • Ford Motor Company (NYSE: F) đã có một năm khó khăn, giống như phần còn lại của Phố Wall. Những khó khăn trong chuỗi cung ứng, lạm phát cao và tình trạng thiếu hụt chất bán dẫn đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của Ford. Cổ phiếu của hãng đã suy giảm 46% kể từ đầu năm tới nay, đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần trước ở mức 11,21 USD/cổ phiếu. Đây có thể là một mức giá hấp dẫn cho các nhà đầu tư, bởi ngay cả khi cổ phiếu hoạt động kém hiệu quả, Ford hiện vẫn được đánh giá khá cao trong ngành công nghiệp ô tô, với mức doanh số tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái.
  • Alphabet (NASDAQ: GOOGL) vẫn được đánh giá là một trong những cổ phiếu tốt nhất với nhà đầu tư vào thời điểm hiện tại, với triển vọng kinh doanh khả quan trong dài hạn. Tính đến cuối tuần trước, cổ phiếu Alphabet đã giảm gần 34% so với hồi đầu năm, giao dịch ở mức 95,80 USD/cổ phiếu. Tuy nhiên, sự sụt giảm này được coi là tình trạng chung của thị trường khi nhà đầu tư có xu hướng bán tháo các cổ phiếu công nghệ mỗi khi lãi suất tăng. Các mảng kinh doanh vẫn hoạt động tốt và dòng tiền dồi dào (tăng khoảng 150% trong vòng 3 năm qua) là những lý do sẽ khiến Alphabet dễ dàng vượt qua bất kỳ cuộc suy thoái nào.
  • Qualcomm (NASDAQ: QCOM) vừa hứng chịu đợt sụt giảm mạnh 4,7% sau khi công bố báo cáo tài chính hàng quý. Tính từ đầu năm tới nay, cổ phiếu công ty đã giảm hơn 38%, hiện giao dịch ở mức 113,45 USD/cổ phiếu khi mối đe dọa suy thoái và lãi suất tăng gây thiệt hại cho toàn bộ lĩnh vực công nghệ. Tuy nhiên, những vấn đề của Qualcomm dường như không phải là trở ngại trong dài hạn. Nếu vượt qua những thách thức trước mắt, Qualcomm được dự báo sẽ đạt tốc độ tăng trưởng tích cực trong nhiều thập kỷ tới. Điều này sẽ biến mức giá giảm sâu hiện nay trở thành món hời cho các nhà đầu tư muốn mua cổ phiếu của một công ty tuyệt vời.   
  1. Triển vọng chứng khoán các chỉ số chính

Chỉ số S&P 500

S&P 500 cho thấy sự phát triển yếu trong một kênh xu hướng giảm trong trung dài hạn. Điều này báo hiệu tâm lý bi quan ngày càng tăng của các nhà đầu tư và cho thấy sự suy giảm của S&P 500 sẽ tiếp diễn. Chỉ số chứng khoán đã nhận được tín hiệu tiêu cực từ chỉ báo đường trung bình động, qua đó báo hiệu cho xu hướng giảm giá. Việc chỉ số phá vỡ ngưỡng hỗ trợ tại mức 3.660 điểm, cũng báo hiệu sự đi xuống trong những ngày tới. Trong trường hợp phản ứng tích cực, S&P 500 sẽ có ngưỡng kháng cự tại mức 3.660. Nhìn chung chỉ số chứng khoán này được đánh giá là tiêu cực về mặt kỹ thuật đối với trung dài hạn.

Dự báo triển vọng thị trường chứng khoán tuần 03/10 – 07/10

Tham khảo thêm

 Chỉ số NASDAQ 100

Làn sóng bán tháo của các nhà đầu tư đã khiến Nasdaq 100 rơi vào kênh xu hướng giảm trong trung dài hạn. Việc tâm lý bi quan của thị trường chứng khoán không ngừng gia tăng, càng củng cố cho khả năng suy giảm của chỉ số.

Tín hiệu tiêu cực cũng xuất hiện với sự hình thành của mô hình vai đầu vai khi chỉ số phá vỡ mức hỗ trợ tại mức 12.559. Chỉ số chứng khoán được dự báo có thể giảm xuống mức 10.480 hoặc thậm chí sâu hơn nữa.

Việc Nasdaq phá vỡ ngưỡng hỗ trợ tại mức 11.100, cho thấy dấu hiệu tiêu cực đối với biên độ giao dịch dài hạn. Nhìn chung thị trường chứng khoán, chỉ số được đánh giá là tiêu cực về mặt kỹ thuật trong trung dài hạn.

Dự báo triển vọng thị trường chứng khoán tuần 03/10 – 07/10

Chỉ số DOW JONES

Chỉ số công nghiệp Dow Jones đã phá vỡ mức sàn của kênh xu hướng giảm trong trung dài hạn, điều này báo hiệu tốc độ giảm thậm chí còn mạnh hơn. Tuy nhiên, sự phát triển tiêu cực có thể làm phát sinh các đợt điều chỉnh ngắn hạn so với mức đóng cửa hồi cuối tuần trước. Chỉ số chứng khoán cũng đã nhận được một tín hiệu tiêu cực từ chỉ báo đường trung bình động, cho thấy khả năng xu hướng suy giảm sẽ tiếp tục. Việc không có mức hỗ trợ nào xuất hiện trong biểu đồ giá, cũng cho thấy chỉ số sẽ tiếp tục đi xuống trong thời gian tới. Trong trường hợp phản ứng tích cực, chỉ số có ngưỡng kháng cự tại mức 30.000 điểm. Nhìn chung thị trường chứng khoán, chỉ số Dow Jones được đánh giá là tiêu cực về mặt kỹ thuật trong trung dài hạn.

Dự báo triển vọng thị trường chứng khoán tuần 03/10 – 07/10

Thanh Hiệp – Học chơi trading

Đánh giá bài viết

0 / 5. Lượt đánh giá: 0

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
spot_img
BÀI VIẾT MỚI