Trong phiên giao dịch hôm 4/4, đồng USD ổn định đà tăng đã khiến giá vàng giảm và trở thành tài sản đắt hơn đối với người mua ở nước ngoài. Trong khi đó, dữ liệu kinh tế yếu kém của Mỹ làm tăng kỳ vọng của thị trường về động thái mềm mỏng hơn của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Fed.
USD ổn định đà tăng đã khiến giá vàng giảm

Cụ thể, vào lúc 8 giờ 03 phút giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay giảm 0,1% xuống 1.962,36 USD/ounce. Giá vàng kỳ hạn của Mỹ không đổi ở mức 1.999,50 USD. Chỉ số USD index cao hơn 0,1%.
Giá vàng đã giảm hôm 3-4 sau khi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các đối tác OPEC+ bất ngờ cắt giảm sản lượng dầu thô hồi cuối tuần trước. Tuy nhiên, giá vàng đã đảo ngược xu hướng để tăng 1% khi đồng USD lao dốc do dữ liệu kinh tế Mỹ yếu hơn được công bố.
Chuyên gia Ed Moya của OANDA nói rằng, mọi thứ trong báo cáo đều yếu. Điều này đã làm tăng khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ sớm cắt giảm lãi suất. Báo cáo cũng gây áp lực lên chỉ số US Dollar Index khiến nó giảm về gần 102 điểm trong rạng sáng hôm nay.
Các chuyên gia cho rằng, có rất nhiều lý do để lạc quan về vàng trong dài hạn. Kim loại quý này đang đươc hỗ trợ mạnh mẽ bởi khủng hoảng ngân hàng toàn cầu, suy thoái kinh tế sắp xảy ra, lạm phát cao liên tục và có thể thêm sự sụp đổ của đồng USD với tư cách là đồng tiền dự trữ của thế giới.
Nhiều ý kiến cho rằng, những đồn đoán liên quan sự sụp đổ của đồng USD có thể là quá sớm, nhưng chắc chắn có một xu hướng ngày càng tăng rằng thế giới đang hướng tới một hệ thống tài chính đa tiền tệ.
Triển vọng kỹ thuật giá vàng
Vàng một lần nữa dao động quanh mốc tâm lý 2.000 USD sau khi phục hồi mạnh mẽ vào thứ Hai (4/4) nhờ dữ liệu hoạt động sản xuất tại nhà máy của Mỹ ảm đạm. Vậy liệu vàng có thể bứt phá lên trên ngưỡng kháng cự quan trọng hay không?

Kim loại màu vàng phục hồi do lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm sau khi hoạt động sản xuất của Mỹ chậm lại nhanh hơn dự kiến vào tháng 3, giảm xuống mức thấp nhất trong 3 năm. Thành phần đơn đặt hàng mới quan trọng đã giảm xuống 44.
Tuy nhiên, những cơn gió ngược vẫn là rào cản với vàng. Việc cắt giảm sản lượng của các nhà sản xuất dầu lớn như OPEC+ có thể tạo đà cho giá dầu và ngăn lạm phát cũng như sản lượng giảm nhiều, thế nhưng lại có thể làm giảm sức hấp dẫn của tài sản không sinh lời là vàng.
Các thị trường hiện đang định giá 65% khả năng Fed sẽ tăng lãi suất thêm một lần nữa vào tháng 5, tăng từ mức 55% vào thứ Năm tuần trước. Do đó, có vẻ như vàng sẽ cần một chất xúc tác cấu trúc/chu kỳ mạnh mẽ để mở ra một xu hướng tăng bền vững.

Trên các biểu đồ kỹ thuật, hành động giá gần đây nhất dường như cho thấy rằng vàng đang hợp nhất theo mô hình cờ. Tuy nhiên, cần lưu ý sự phát triển trên các biểu đồ khung thời gian cao hơn.
Trên các biểu đồ hàng tuần, sự phân kỳ âm vẫn tồn tại. Trên biểu đồ hàng tháng, động lượng đã chậm lại kể từ năm 2020 ngay cả khi giá đã cố gắng phá vỡ mốc tâm lý 2.000 USD.
Phải nói rằng, ít nhất là không có dấu hiệu nào cho thấy xu hướng tăng sắp xảy ra đảo ngược, và bất kỳ sự bứt phá nào trên mức cao nhất của tháng 3 đều có thể mở đường cho bước đầu hướng tới đỉnh năm 2020 là mốc 2.072 USD. Nhưng với động lực diễn ra trên các biểu đồ khung thời gian dài hơn, có thể nên thận trọng chờ đợi một sự phá vỡ quyết định trên khu vực 2.000-2.072 USD trước khi chuyển sang xu hướng tăng giá rõ ràng.
Xem thêm: Vàng giao dịch hạn chế do đồng USD tăng