spot_img

Dầu thô khởi sắc chờ đợi tín hiệu từ FED

Trong phiên giao dịch ngày 8 tháng 12, giá dầu tăng trở lại trong bối cảnh thị trường lạc quan khi Trung Quốc từng bước nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch COVID 19. Thị trường hồi sức đã bù lại các khoản lỗ trước đó khi chạm mức thấp nhất từ đầu năm đến nay.

Dầu thô khởi sắc chờ đợi tín hiệu từ FED

Dầu thô khởi sắc chờ đợi tín hiệu từ FED

Dầu thô Brent kỳ hạn tăng 1 USD hay 1,3% lên 78,17 USD/thùng vào lúc 14h50 giờ Việt Nam, trong khi dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ tăng 1 USD hay 1,4% lên 73,01 USD/thùng.

Dầu Brent đã ổn định và chạm mức thấp nhất của năm trước trong ngày đầu tiên năm 2022, trong khi dầu thô WTI của Mỹ giảm xuống mức thấp nhất trong năm. Những lo ngại về suy thoái kinh tế làm suy yếu nhu cầu nhiên liệu tiếp tục hạn chế mức tăng.

Jun Rong Yeap, chiến lược gia thị trường tại IG, chia sẻ: “Đây có thể là một nỗ lực lớn để ổn định giá sau đợt bán tháo mạnh gần đây, nhưng vẫn cần thận trọng trước bối cảnh nhiều biến động hiện nay.” Bên cạnh đó, tâm lý lo lắng về nhu cầu sẽ vẫn là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá dầu.

Trong khi dự trữ dầu thô của Mỹ giảm trong tuần trước, dự trữ xăng và sản phẩm chưng cất tăng, làm tăng thêm lo ngại về nhu cầu. Dự trữ xăng tăng 5,3 triệu thùng trong tuần lên 219,1 triệu thùng và dự trữ sản phẩm chưng cất, bao gồm dầu diesel và dầu sưởi, tăng 6,2 triệu thùng.

Xem thêm: AUD/USD có thể đảo chiều giảm vì các dữ liệu yếu của kinh tế Trung Quốc

Chí phí vận chuyển dầu khí bằng đường biển ngày càng cao

Giới phân tích nhận định, giá vận tải biển đối với dầu và khí đốt dự kiến sẽ tăng. Sau khi chạm mốc thấp lịch sử vào năm 2021 (với mức giá trung bình 6.416 USD mỗi ngày so với đỉnh điểm gần 70.000 USD mỗi ngày được ghi nhận trong năm 2020, nhân với số ngày vận chuyển), chi phí chuyên chở “vàng đen” bắt đầu tăng từ tháng Tám và dự báo sẽ tiếp tục tăng trong năm 2023 “do nhu cầu và khối lượng giao dịch dầu tăng cũng như việc tổ chức lại các dòng chảy của loại năng lượng này do hệ lụy của cuộc xung đột Nga-Ukraine”.

Trên thực tế, Nga là nước xuất khẩu khí tự nhiên lớn nhất và là nước xuất khẩu dầu lớn thứ hai thế giới. Tuy nhiên, các biện pháp trừng phạt ngày càng nặng nề mà phương Tây áp đặt đối với nước này đã làm thay đổi trật tự.

Các nước thành viên Liên minh châu Âu (trừ một số trường hợp ngoại lệ như Hungary) đã chấm dứt nhập khẩu dầu thô từ Nga kể từ ngày 5/12 và sẽ chấm dứt nhập khẩu các sản phẩm tinh chế từ dầu từ ngày 5/2/2023, trong khi các nước thuộc Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã quyết định áp đặt giá trần đối với loại hàng hóa đặc biệt này.

Cho đến nay, một phần dầu thô của Nga đã được chuyển đến Trung Quốc và Ấn Độ. Sự dịch chuyển này được dự báo sẽ gia tăng mạnh mẽ trong thời gian tới, do vậy sẽ phải huy động thêm năng lực vận tải biển do khoảng cách địa lý lớn hơn. Kết quả sẽ “làm tăng giá dầu, lạm phát và chi phí sinh hoạt, đồng thời còn làm gia tăng bất ổn kinh tế và tâm lý chán nản của các nhà đầu tư”.

Xem thêm: Chuyên gia luận bàn 2022: Apple là cổ phiếu nên mua hay nên tránh?

Hoa Nguyễn 

Hocchoitrading

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
spot_img
BÀI VIẾT MỚI