Kết thúc phiên giao dịch chiều ngày 3 tháng 11, giá dầu giảm nhẹ sau khi đồng USD tăng giá do Mỹ tăng lãi suất 75 điểm cơ bản. Trước đó, các chuyên gia dự đoán dầu đã phần nào bù lại khoản lỗ khi nguồn cung thắt chặt hơn.
Dầu thô Brent giảm 85 xu, tương đương 0,9%, xuống 95,30 USD / thùng vào lúc 14 giờ 50 giờ Việt Nam, trong khi giá dầu WTI của Mỹ giảm 1,01 USD, tương đương 1,1% xuống 88,99 USD.
Xem thêm: Vàng vọt lên ngóng kết quả cuộc họp của Fed
Sau cuộc họp chính sách kéo dài 2 ngày, Fed đã thông báo về việc tăng mạnh lãi suất lần thứ 4 liên tiếp với mức tăng 0,75%, đưa lãi suất cơ bản lên mức từ 3,75 – 4%.
Giới đầu tư lo ngại quyết định của Fed sẽ kéo theo làn sóng tăng lãi suất mới từ các ngân hàng trung ương, tạo áp lực không nhỏ lên hoạt động kinh tế, có thể đẩy kinh tế toàn cầu sớm rơi vào tình trạng suy thoái.
Đồng USD mạnh hơn cũng là tác nhân khiến giá dầu ngày 3.11 giảm. Trước đó, trong phiên 2.11, giá dâu thô được hỗ trợ mạnh bởi thông tin dự trữ dầu thô Mỹ giảm và Trung Quốc xem xét nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch.
Lệnh cấm vận của Liên minh châu Âu (EU) đối với dầu của Nga sẽ bắt đầu từ ngày 5.12 và đến tháng 2/2023, châu Âu sẽ ngừng nhập khẩu dầu Nga.
Trong thời gian này, các công ty tại châu Âu đã phải thu hẹp quy mô vì thiếu năng lượng.
Theo một cuộc khảo sát, cứ 4 doanh nghiệp thì có hơn một doanh nghiệp trong lĩnh vực hóa chất và 16% trong lĩnh vực ô tô cho biết phải cắt giảm sản lượng. Kết quả khảo sát được thực hiện trên 24.000 doanh nghiệp của Phòng Thương mại và Công nghiệp Đức (DIHK). Hơn nữa, 17% công ty trong lĩnh vực ô tô cho biết đang có kế hoạch chuyển một số hoạt động sản xuất ra nước ngoài.
Hoạt động sản xuất công nghiệp giảm
Các nhà phân tích cho biết, ngành công nghiệp châu Âu đã chuyển sản xuất sang các địa điểm có nhân công rẻ hơn và chi phí khác thấp hơn do khủng hoảng năng lượng.
Daniel Kral, nhà kinh tế cấp cao tại Oxford Economics, cho biết: “Nếu giá năng lượng tiếp tục tăng cao đến mức một phần của ngành công nghiệp châu Âu trở nên không cạnh tranh nổi thì các nhà máy sẽ đóng cửa và chuyển đến Mỹ, nơi có nguồn năng lượng đá phiến giá rẻ dồi dào”.
Xem thêm: Một cuộc suy thoái cũng không thể níu chân Meta Platforms vì lý do này
Chi phí năng lượng tại châu Âu cao hơn Mỹ
Các số liệu do Reuters tổng hợp cho thấy tất cả 9 nhà máy luyện kẽm trong khối đã cắt giảm hoặc ngừng sản xuất, thay thế bằng hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, Kazakhstan, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga.
Hiệp hội công nghiệp Eurometaux cho biết việc mở lại một nhà máy luyện nhôm có chi phí lên tới 400 triệu euro (394 triệu USD) và khó có khả năng xảy ra trong bối cảnh triển vọng kinh tế châu Âu như hiện nay.
Phân tích kĩ thuật giá dầu
Biểu đồ giá dầu trên khung thời gian hàng ngày
Giá dầu giao dịch trở lại trên đường trung bình SMA 50 ngày (ở mức 86,44 USD) sau khi thoát ra khỏi sự hình thành mô hình cờ tăng và dầu thô có thể không còn theo dõi độ dốc tiêu cực trên đường trung bình nếu mức tăng từ mức thấp nhất tháng 9 (ở 76,25 USD) có thể quay đầu trở thành mức đảo ngược quan trọng.
Một loạt biến động tăng/giảm gần đây có thể dẫn đến việc phá vỡ/đóng cửa trên vùng 90,60 (mở rộng 100%) đến 91,60 USD (mở rộng 100%), với khu vực quan tâm tiếp theo sẽ là mức cao nhất trong tháng 10 (ở ngưỡng 93,48 USD).
Xem thêm: Bitcoin hình thành mô hình 2 đỉnh
Việc phá vỡ/đóng cửa trên mức Fibonacci trùng lặp quanh mức 93,50 USD (thoái lui 61,8%) đến 95,30 USD (mở rộng 23,6%) có thể đẩy giá dầu về phía đường SMA 200 ngày (97,78 USD). Khu vực quan tâm tiếp theo là mức giá khoảng 100,20 USD (mở rộng 38,2%).
Như Mai – Theo reuters.com