spot_img

Cách ứng dụng chỉ báo nhanh và chỉ báo chậm trong đầu tư ngoại hối

Cách ứng dụng chỉ báo nhanh và chỉ báo chậm trong đầu tư ngoại hối

Để giao dịch ngoại hối hiệu quả, các nhà đầu tư cần hiểu rõ về các chỉ số Indicator. 2 trong số những chỉ số quan trọng nhất với các trader là Chỉ báo nhanh và Chỉ báo chậm. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các chỉ số này là gì và có ý nghĩa như thế nào trong giao dịch forex.

Chỉ báo nhanh (leading indicator)

Chỉ báo nhanh là thể hiện những thay đổi sắp diễn ra đối với một chu kỳ kinh tế hoặc xu hướng thị trường.

0630_hocchoitrading_vuonglinh_chi bao nhanh.jpg

Tham khảo: Chỉ số độ biến động (Volatility Ratio) là gì? Công thức tính chỉ số độ biến động

Chỉ báo nhanh còn được gọi là chỉ báo giao động. Chỉ báo này giúp cung cấp các tín hiệu đi trước biến động của giá. Nghĩa là chỉ báo nhanh sẽ cung cấp tín hiệu xảy ra trước, sau đó giá mới dịch chuyển theo xu hướng mà nó đã dự báo.

Do đó, có thể sử dụng các chỉ báo này để dự đoán các đợt suy thoái hoặc phục hồi kinh tế có thể xảy ra. Vì vậy, các chỉ báo nhanh có xu hướng đi trước các chu kỳ kinh tế và phù hợp cho các phân tích ngắn và trung hạn. Ví dụ, giấy phép xây dựng có thể được coi là một loại chỉ báo kinh tế nhanh. Chúng có thể báo hiệu nhu cầu tương lai đối với nguồn lao động cho ngành xây dựng cũng như tình hình đầu tư vào thị trường bất động sản.

Một số chỉ báo nhanh được các trader thường xuyên sử dụng như: Stochastics, Parabolic SAR và RSI… Khi nhóm chỉ báo nhanh tiến sát đường biên trên tức là thị trường sẽ điều chỉnh giảm.

Các chỉ báo nhanh thông thường sẽ cung cấp cho nhà đầu tư 2 tín hiệu gồm:

  • Tín hiệu quá mua, quá bán
  • Tín hiệu phân kỳ hội tụ giữ giá và chỉ báo

Ưu và nhược điểm của chỉ báo nhanh

  • Ưu điểm: Chỉ báo nhanh tạo được tín hiệu thị trường sớm nhất. Chính vì vậy nếu nhà đầu tư đón được đầu xu thế sẽ có cơ hội thu về nhiều lợi nhuận nhất.
  • Nhược điểm: Không phải bất cứ chỉ báo nhanh nào cũng chính xác tuyệt đối. Chỉ báo nhanh thường tạo ra rất nhiều tín hiệu ảo. Vì vậy nếu tín hiệu nào trader cũng áp dụng để giao dịch sẽ gặp phải rất nhiều rủi ro.

Chỉ báo chậm (Lagging indicator)

Chỉ báo chậm còn được gọi là chỉ báo động lượng. Các chỉ báo này chỉ xuất hiện sau khi xu hướng thị trường đã được hình thành. Chỉ báo chậm khác với chỉ báo nhanh ở chỗ khi bắt đầu một xu hướng mới thì chỉ báo chậm mới cung cấp cho nhà đầu tư tín hiệu giao dịch. Do đó, loại chỉ báo này xuất hiện sau các chu kỳ kinh tế. 

0630_hocchoitrading_vuonglinh_chi bao cham.jpg

Xem thêm: Chỉ báo tín hiệu mua bán chính xác nhất

Thông thường, các chỉ báo chậm được sử dụng cho các phân tích dài hạn, dựa trên các dữ liệu lịch sử về kinh tế hoặc dữ liệu về giá trước đó. Nói cách khác, các chỉ báo chậm đưa ra các tín hiệu dựa trên xu hướng thị trường hoặc sự kiện tài chính đã xảy ra hoặc thiết lập trước đó.

Một số chỉ báo chậm phổ biến trong thị trường forex như: MACD, MA, Momentum… Những đường chỉ báo này thường giao động quanh một đường trung tâm.

Chỉ báo chậm thường cung cấp cho nhà đầu tư những tín hiệu như:

Ưu và nhược điểm của chỉ báo chậm:

  • Ưu điểm:Chỉ báo chậm có khả năng tạo ra nhiều tín hiệu tốt và chính xác hơn so với chỉ báo nhanh.
  • Nhược điểm:tín hiệu của chỉ báo chậm cung cấp tuy chính xác nhưng đến chậm, giảm cơ hội thu về lợi nhuận cho trader.

Ứng dụng Chỉ báo nhanh và Chỉ báo chậm vào phân tích kỹ thuật

Theo dõi diễn biến của thị trường là yếu tố quan trọng quyết định thành bại của các trader. Thế nhưng một yếu tố quan trọng không kém là các chỉ báo kinh tế. Nhiều nhà giao dịch và nhà đồ thị học triển khai các công cụ phân tích kỹ thuật có thể được định nghĩa là các chỉ báo nhanh hoặc chỉ báo chậm.

Ví dụ, chỉ số phân tích kinh tế (TA) là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến xu hướng mua và bán một cặp tỷ giá. Các chỉ báo này lại dựa trên giá thị trường và khối lượng giao dịch. Các chỉ số phân tích kinh tế, ví dụ như chỉ báo nhanh, có thể dự báo về xu hướng sắp tới. Nhưng như đã nói ở trên, các chỉ báo có thể đúng hoặc sai.

Một số chỉ số báo nhanh được sử dụng trong phân tích kỹ thuật bao gồm Chỉ báo Sức mạnh Tương đối (RSI)và Stochastic RSI. Yếu tố hay được quan tâm nhất là biểu đồ nến, xét theo một khía cạnh hẹp, cũng được coi là chỉ báo nhanh vì chúng có khả năng dự báo xu hướng.

Ở một khía cạnh khác, các chỉ báo TA được dựa trên các dữ liệu đã xảy ra và giúp nhà giao dịch hiểu rõ hơn về các sự kiện đã xảy ra (chỉ báo chậm). Nhưng chậm không có nghĩa là vô nghĩa, nó vẫn có thể có ích để phát hiện thời điểm khi một xu hướng mới trên thị trường sẽ bắt đầu. Ví dụ, khi giá ngừng tăng và giảm xuống dưới mức trung bình động, cho thấy sự bắt đầu của một xu hướng giảm.

Một ví dụ điển hình của việc tồn tại 2 chỉ báo nhanh và chậm cùng một hệ thống biểu đồ là: đám mây Ichimoku.

Ứng dụng trong kinh tế vĩ mô

Các chỉ báo nhanh và chậm cũng được sử dụng để phân tích các xu hướng kinh tế vĩ mô. Các chỉ báo nhanh có thể là số liệu về doanh thu bán lẻ, giá nhà đất, chỉ số kinh doanh thể hiện qua hoạt động sản xuất. Đây là các số liệu dự báo về nền kinh tế trong tương lai.

Trong khi chỉ báo chậm là số liệu về tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát.

Cùng với GDP và CPI, các chỉ báo này thường được sử dụng để so sánh mức độ phát triển của các quốc gia khác nhau – hoặc để đánh giá sự tăng trưởng của một quốc gia giữa các năm và thập kỷ.

Học chơi trading

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
spot_img
BÀI VIẾT MỚI
spot_img