Ngân hàng Trung ương Canada (BOC) sẽ nhóm họp trong ngày thứ Tư để quyết định quy mô của đợt tăng lãi suất tiếp theo. Vấn đề đang được thị trường quan tâm nhất lúc này, là BOC sẽ thực hiện việc tăng lãi suất ở mức nào, thêm 0,75 điểm % hay 1 điểm %?
USD/CAD có thể sẽ rơi về mức thấp nhất
Xem thêm
Trong cuộc họp chính sách hồi tháng trước, BOC từng khiến thị trường phải bất ngờ, khi mạnh tay nâng lãi suất thêm 1 điểm % thay vì chỉ 0,75 điểm % như kỳ vọng. Lý giải cho quyết định này, giới chức BOC cho biết, việc tăng lãi suất mạnh hơn dự kiến là bởi tình hình lạm phát cao tại Canada có xu hướng tồn tại lâu hơn so với những ước tính được đưa ra hồi tháng 4. Theo BOC, lạm phát sẽ tiếp tục được duy trì ở gần mức 8% trong vòng vài tháng tới. Cơ quan này cũng đã hạ dự báo tăng trưởng của kinh tế Canada trong năm nay và năm sau, giữa bối cảnh nhu cầu sụt giảm và các điều kiện tài chính ngày càng thắt chặt hơn.
Kể từ sau nỗ lực mạnh tay của BOC, lạm phát của Canada có dấu hiệu đã đạt đỉnh. Các số liệu thống kê công bố hôm 16/8 cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Canada trong tháng 7 đã tăng 7,6% so với cùng kỳ năm ngoái, tương đương với mức dự báo của giới chuyên gia, và giảm đáng kể so với mức 8,1% trong tháng 6. Chỉ số CPI cốt lõi, không bao gồm các mặt hàng có giá biến động mạnh như lương thực thực phẩm và năng lượng ghi nhận mức tăng 6,1% so với cùng kỳ năm ngoái, giảm nhẹ so với mức 6,2% của tháng 6.
Tuy nhiên, việc chính sách tiền tệ bị thắt chặt cũng ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng kinh tế của Canada. Các số liệu công bố hôm 31/8 cho thấy, GDP quý II của Canada tăng trưởng 3,3 % so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn mức 3,1% của quý I, nhưng lạp kém xa mức dự báo của giới quan sát là 4,4%. Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) trong lĩnh vực sản xuất cũng sụt giảm mạnh, chỉ đạt 48,7 trong tháng 8 – kém xa mức kỳ vọng 51 của giới chuyên gia và mức 52,5 trong tháng 7. Việc chỉ số rơi xuóng dưới ngưỡng 50 cho thấy hoạt động sản xuất tại quốc gia Bắc Mỹ này đã bị thu hẹp đáng kể.
Trong bối cảnh các dữ liệu kinh tế đang suy yếu, giới chuyên gia tin rằng, BOC sẽ không quá quyết liệt trong vấn đề nâng lãi suất, và nhiều khả năng sẽ nghiêng về mức tăng thêm 0,75 điểm %.
Những động thái từ BOC sẽ ảnh hưởng lớn đến diễn biến của cặp tỷ giá USD/CAD, vốn đã liên tục chuyển động trong kênh giá tăng kể từ hồi đầu năm. Hôm 14/7, cặp tỷ giá đã tăng lên trên mức 1,3077 – từng đóng vai trò là mức kháng cự trong 3 lần kể từ hôm 12/5. Cặp tỷ giá có lúc đã chạm mức cao nhất trong ngày tại ngưỡng 1,3224, nhưng sau đó đã phải đối mặt với sức ép giảm trở lại.
Thông thường, khi không thể thoát ra khỏi một phía của mô hình, cặp tỷ giá sẽ có xu hướng di chuyển sang test phía đối diện. USD/CAD đã bị kéo trở lại bên trong mô hình nêm giảm dần và rơi xuống đường xu hướng giới hạn phía dưới của kênh giá, ở gần ngưỡng 1,2728, trong khi giá phá vỡ lên trên hình nêm. Kể từ đó, USD/CAD đã tiếp tục tăng trở lại, lên trên ngưỡng kháng cự cũ và một lần nữa áp sát mức 1,3224. Mức đỉnh của hôm 14/7 đóng vai trò là mức kháng cự đầu tiên của cặp tỷ giá. Bên trên mức đó, Bên trên mức đó, giá có thể di chuyển đến ngưỡng kháng cự ngang tại 1,3299 (mức cao nhất trong ngày 04/11/2020) và sau đó là đường xu hướng giới hạn phía trên của kênh giá ở gần ngưỡng 1,3365.
Tham khảo thêm
Tuy nhiên, trong trường hợp giới chức BOC tiếp tục làm thị trường bất ngờ bằng một động thái thắt chặt chính sách tiền tệ quyết liệt hơn dự kiến, cặp tỷ giá USD/CAD sẽ giảm với mức hỗ trợ đầu tiên nằm ở mức thấp nhất ngày 25/08 tại ngưỡng 1,2885, tiếp sau đó là đường xu hướng giới hạn phía dưới của kênh giá gần mức 1,2790. Nếu giá phá thủng xuống dưới mức đó, USD/CAD có thể sẽ rơi về mức thấp nhất ngày 11/08 ở mức 1,2727.
Ngoài ra, cặp tỷ giá cũng được dự báo có thể sớm vượt qua mức 1,3224, nếu giới chức BOC có động thái ôn hòa hơn, một khả năng được đánh giá là không quá cao, trong bối cảnh chống lạm phát vẫn là một trong những ưu tiên hàng đầu.