spot_img

Các nước khu vực Châu Á đang đối mặt với nguy cơ lạm phát đình trệ

Lạm phát đình trệ thể hiện sự tăng trưởng kinh tế và biểu hiện sức chi tiêu của nhiều người tiêu dùng khi tỷ lệ thất nghiệp đang chiếm tỉ trọng ngày càng cao.

Các nước khu vực Châu Á đang đối mặt với nguy cơ lạm phát đình trệ.
Các nước khu vực Châu Á đang đối mặt với nguy cơ lạm phát đình trệ

Các nước khu vực Châu Á đang đối mặt với nguy cơ lạm phát đình trệ.

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định rằng, các quốc gia Châu Á đang phải chịu đựng những tác động tiêu cực từ cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, đặc biệt sự tác động kép giữa lạm phát và chiến tranh khiến giá cả đang leo thang.

Trong một tuyên bố, bà Anne-Marie Gulde-Wolf, quyền Giám đốc Văn phòng IMF tại châu Á-Thái Bình Dương cũng đã nhấn mạnh hiện tại khu vực Châu Á đang bị tác động mạnh trước nguy cơ lạm phát đình trễ trong tương lai gần.

Theo báo cáo Triển vọng Kinh tế thế giới, IMF đang được dự báo sẽ đạt mức tăng trưởng trong khu vực Châu Á khi giảm xuống chỉ còn 4,9%. Lạm phát tại khu vực Châu Á cũng đang duy trì tăng hơn 3,2%, con số này cao hơn nhiều so với nhiều dự kiến trong tháng 1.

Tuy nhiên, theo bà Gulde-Wolf, châu Á vẫn là khu vực năng động nhất thế giới và là nguồn quan trọng của tăng trưởng toàn cầu. Các giới quan chức tại IMF nhận định việc Nga tiếp tục khai triển quân sự.

Bên cạnh đó, quan chức IMF cho rằng việc Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine và các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Moskva, đã đẩy giá thực phẩm và nhiên liệu “phi mã” trên toàn thế giới, trong khi các ngân hàng trung ương phải nâng lãi suất để kiềm chế lạm phát – vốn gây áp lực đối với những nước có mức nợ cao.

Theo quyền Giám đốc Văn phòng IMF tại châu Á-Thái Bình Dương, hiện là thời điểm khó khăn đối với các nhà hoạch định chính sách khi phải giải quyết áp lực đối với tăng trưởng và đối phó với lạm phát tăng cao và “những cơn gió ngược” này có thể khiến thiệt hại từ đại dịch COVID-19 lớn hơn nữa.

Bà Gulde-Wolf cho biết triển vọng kinh tế của các nước trong châu Á không giống nhau, tùy vào mức độ phụ thuộc năng lượng nhập khẩu và mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc, theo đó tăng trưởng kinh tế của các quốc đảo Thái Bình Dương giảm mạnh, trong khi Australia lại có thể chứng kiến mức tăng trưởng nhẹ.

Do đó, các chính phủ cần phản ứng mạnh mẽ hơn, bắt đầu cứu trợ có mục tiêu đối với các gia đình nghèo, vốn bị thiệt hại nặng nề nhất do giá cả tăng cao hơn.

Xem thêm

Lạm phát ở châu Âu
Lạm phát ở châu Âu

Lạm phát tại châu Âu không giống như ở Mỹ

Cũng như Mỹ, châu Âu hiện đang phải đối mặt với tỷ lệ lạm phát cao kỷ lục, cao hơn mức mục tiêu 2% của ECB. Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, một trong những sự khác biệt lớn nhất giữa vấn đề của hai nền kinh tế chính là tính chất của lạm phát.

Tại Mỹ, một trong những động lực quan trọng dẫn đến lạm phát là yếu tố nội tại – tác dụng phụ từ chương trình kích thích kinh tế khổng lồ mà chính phủ liên bang triển khai trong thời kỳ đại dịch Covid-19. Kể từ năm ngoái đến nay, sự gia tăng lạm phát mạnh mẽ đã nhanh chóng bao trùm trên một phạm vi rộng lớn, với nhiều loại hàng hóa và dịch vụ, và là nguyên nhân chính khiến Fed phải quyết định nâng lãi suất.

Trong khi đó, tại Eurozone, động lực chủ yếu thúc đẩy lạm phát lại đến từ bên ngoài, một yếu tố nằm ngoài tầm với của ngân hàng trung ương. Cuộc xung đột tại Ukraine và các biện pháp trừng phạt của phương Tây nhằm vào Nga đã khiến giá năng lượng và lương thực thực phẩm liên tục leo thang, đẩy tỷ lệ lạm phát tại châu u trong tháng 3 lên mức cao kỷ lục 7,5%.

Vậy trong trường hợp này, liệu việc nâng lãi suất có thể giúp ECB kiểm soát tình trạng lạm phát cao hiện nay trong thời gian ngắn hay không?

Theo chuyên gia kinh tế Philipp Heimberger tại Viện nghiên cứu Kinh tế Quốc tế Vienna (Áo), về mặt lý thuyết, một đợt tăng lãi suất sẽ khiến chi phí đi vay trở nên đắt đỏ hơn, buộc các doanh nghiệp phải giảm đầu tư và người tiêu dùng chi tiêu ít hơn; tăng trưởng kinh tế và hoạt động tuyển dụng sẽ chậm lại; các yếu tố này sẽ khiến tăng trưởng tiền lương và lạm phát giảm dần.

Độ trễ từ khi chính sách được thực hiện cho tới khi có hiệu lực có thể lên đến 18 tháng. Do vậy, đây không được coi là một công cụ hữu hiệu trong việc kiềm chế tỷ lệ lạm phát cao tại châu Âu hiện nay.

Trong thời gian qua, giá của hàng hóa lâu bền tại châu u đã ghi nhận sự biến động lớn hơn so với dịch vụ do tác động từ đại dịch Covid-19 và tình trạng tắc nghẽn trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Chi tiêu đối với các hàng hóa lâu bền đã tăng mạnh trong suốt thời kỳ đại dịch, khi các hộ gia đình tăng cường chi tiêu mua sắm ô tô mới, đồ nội thất, đồng thời cắt giảm chi tiêu cho các dịch vụ như ăn nhà hàng, đi nghe hòa nhạc…

Trong khi đó, chuỗi cung ứng lại liên tục rơi vào tình trạng gián đoạn do các biện pháp phong tỏa phòng dịch Covid-19 tại nhiều nước. Tình trạng này được dự báo sẽ chưa thể cải thiện trong ngắn hạn, khi biến thể Omicron vẫn lây lan mạnh tại nhiều quốc gia, dẫn tới những đợt phong tỏa gần đây tại các thành phố, trung tâm sản xuất và xuất khẩu hàng đầu của Trung Quốc.

“Việc ngân hàng trung ương tăng lãi suất rõ ràng không thích hợp để giải quyết những biến động giá cả như thế này”, chuyên gia Philipp Heimberger khẳng định. Ông cho rằng, trong trường hợp của châu u, việc nâng lãi suất sẽ không phải là một công cụ hữu hiệu để kiềm chế giá năng lượng, mà thậm chí còn có thể gây ra sự thiệt hại trên diện rộng đối với một nền kinh tế vốn đang phải chịu nhiều tác động tiêu cực từ chiến tranh giữa Nga và Ukraine.

 

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
spot_img
BÀI VIẾT MỚI
spot_img