Sau cú sụt giảm vào Chủ nhật (28/8), Bitcoin đã quay trở lại mức hỗ trợ mới ở trên ngưỡng 20.000 USD. Và mặc dù đã lấy lại được phần nào những gì đã mất, thế nhưng nhiều đồn đoán trên thị trường về khả năng xảy ra một đợt bán non (short squeeze) có thể tác động đến đồng tiền ảo này.
Bitcoin đã quay trở lại mức hỗ trợ mới ở trên ngưỡng 20.000 USD
Biểu đồ BTC/USD trên khung thời gian 1 giờ. Nguồn: TradingView
Tham khảo thêm
Dữ liệu từ TradingView cho thấy giá Bitcoin đã tăng lên gần 20.400 USD trên sàn Bitstamp khi thị trường chứng khoán Mỹ bắt đầu phiên giao dịch ngày 29/8.
Động thái này báo hiệu sự cứu trợ đáng hoan nghênh cho những người nắm giữ lâu dài (HOLD) và kỳ vọng giá sẽ tăng lên sau khi Bitcoin ngày càng giảm sâu xuống dưới ngưỡng 20.000 USD vào cuối tuần.
Giờ đây, khi thị trường định vị các vị thế Short mạnh mẽ, các điều kiện dường như có lợi cho một đợt tăng giá hơn nữa để đốt cháy những giao dịch bán khống đó.
Dữ liệu từ công ty giám sát on-chain Coinglass cho thấy hiện tượng thanh lý bắt đầu tăng lên, với tổng giá trị các khoản thanh lý trên thị trường tiền kỹ thuật số đạt mức 166 triệu USD trong 24 giờ qua.
Chứng khoán Mỹ giảm điểm nhẹ. Chỉ số US Dollar Index (DXY) bắt đầu nhắm mục tiêu quay lại mức đỉnh cao nhất trong 20 năm.
“Chỉ số DXY có thể tiến gần đến đỉnh vĩ mô của nó, tương tự như Bitcoin vào tháng 4/2021,” nhà giao dịch Jackis nhận định. “Sự xuất hiện của các tín hiệu phân kỳ giảm giá trên biểu đồ ngày là điều cần được theo dõi chặt chẽ. Thời điểm DXY chạm đỉnh là thời điểm các tài sản lớn chạm đáy vĩ mô.”
Biểu đồ DXY trên khung thời gian 1 giờ. Nguồn: TradingView
Các nhà phân tích hiện vẫn chưa có quan điểm rõ ràng khi đối mặt với những bất ổn vĩ mô đang diễn ra.
Các phát ngôn của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) vào tuần trước đã dập tắt mọi hy vọng về việc nới lỏng chính sách hiện tệ. Điều này sẽ khiến động lực của thị trường chứng khoán Mỹ suy yếu.
“Thật khó để hào hứng với Bitcoin và các đợt tăng giá lớn khi thị trường chứng khoán trông như thế này,” nhà giao dịch kiêm nhà phân tích Josh Rager kết luận. “Nhưng nhìn chung, ngoài những token đó, thị trường tiền kỹ thuật số khó tăng mạnh khi thị trường chứng khoán đi xuống.”
Vào thứ Ba (30/8) theo giờ địa phương, Conference Board sẽ công bố chỉ số niềm tin người tiêu dùng hàng tháng, một thước đo tâm lý về nền kinh tế. Báo cáo gần nhất của Conference Board vào tháng 7 cho thấy niềm tin suy yếu, dù với tốc độ vừa phải hơn so với hồi tháng 6 khi lạm phát Mỹ chạm 9,1%.
Trong báo cáo dòng tiền hàng tuần của mình, CoinShares đã ghi nhận tuần thứ ba liên tiếp chứng kiến dòng tiền chảy ra, với tổng trị giá 46 triệu USD. Báo cáo cho biết các quỹ đầu tư Bitcoin ghi nhận dòng ra lớn nhất với 29 triệu USD. “Báo cáo dòng tiền mới nhất của CoinShare cho thấy sự thờ ơ của nhà đầu tư. Không có xúc tác ngắn hạn nào trong tương lai gần, và vì vậy chúng ta vẫn cần phải chờ đợi thêm…,” Meltem Demirors, giám đốc chiến lược của CoinShares cho biết.
FBI cảnh báo về việc tội phạm mạng đang nhắm vào DeFi
Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã đưa ra một cảnh báo mới cho những nhà đầu tư vào các nền tảng tài chính phi tập trung (DeFi), lĩnh vực đã bị tấn công và bị đánh cắp số tiền lên tới 1,6 tỷ USD trong năm 2022.
Trong một thông báo của Trung tâm khiếu nại tội phạm Internet thuộc FBI hôm 29/8, cơ quan này cho biết các vụ tấn công đã khiến các nhà đầu tư bị thiệt hại lớn, và khuyên các nhà đầu tư nên nghiên cứu cẩn thận về các nền tảng Defi trước khi sử dụng chúng. Cơ quan này cũng thúc giục các nền tảng cải thiện giám sát và thực hiện nghiêm ngặt kiểm tra code.
Tội phạm mạng đang lợi dụng “sự quan tâm ngày càng tăng của các nhà đầu tư đối với tiền kỹ thuật số” và “sự phức tạp của chức năng chuỗi chéo và bản chất mã nguồn mở của nền tảng Defi” để thực hiện các hành vi phi pháp.