Bitcoin (BTC) nhắm mục tiêu tạo các mức đỉnh giá mới của tháng 8 vào thời điểm Phố Wall mở cửa ngày 8/8. Thị trường hiện đang chờ đợi dữ liệu lạm phát mới nhất của Mỹ, dự kiến công bố vào ngày 10/8.
Bitcoin lình xình quanh 24.000 USD
Biểu đồ nến BTC/USD trên khung thời gian 1 giờ. Nguồn: TradingView
Dữ liệu từ TradingView cho thấy giá Bitcoin đạt 24.246 USD trên sàn Bitstamp, mức tốt nhất kể từ ngày 30/7.
Bitcoin đã tăng trong bốn ngày liên tiếp, trong bối cảnh có các dấu hiệu hy vọng rằng lạm phát sẽ sớm được kiểm soát mà không gây ra một cuộc suy thoái mạnh.
“Bitcoin vẫn ở gần các mức đỉnh giá gần đây, khi các nhà giao dịch tiền kỹ thuật số đang chờ đợi xem liệu mùa đông tiền kỹ thuật số đã kết thúc hay chưa,” Edward Moya, nhà phân tích thị trường cấp cao của Oanda nhận định.
Các nhà giao dịch và các nhà phân tích hiện đang xem xét các biểu đồ để tìm kiếm các ngưỡng kháng cự tiềm năng.
Theo nền tảng theo dõi tài nguyên on-chain Material Indicators, Bitcoin hiện đang phải đối mặt với các ngưỡng kháng cự ở ngưỡng 25.000 USD và đường trung bình động (MA) 100 ngày.
“Đợt tăng trong thị trường giá xuống (Bear Market Rally) đang được đẩy mạnh trước thềm báo cáo CPI trong tuần này,” Material Indicators viết trên Twitter.
Một biểu đồ đi kèm cho các tín hiệu mua vẫn chiếm lĩnh trên biểu đồ ngày, với MA 100 ngày ở khoảng 25.650 USD.
Biểu đồ nến BTC/USD trên khung thời gian 1 ngày với đường MA 100 ngày. Nguồn: TradingView
Khép phiên giao dịch ngày 8/8, các chỉ số chứng khoán chính của Mỹ gần như đi ngang, khi đa phần báo cáo thu nhập quý 2 của một số thương hiệu lớn đều không đạt được mức doanh thu như dự đoán của các nhà phân tích. Chỉ số Nasdaq giảm 0,1%, trong khi chỉ số Công nghiệp Dow Jones tăng 0,1%.
Tuần này, trọng tâm của các nhà đầu tư là vấn đề lạm phát. Cục Thống kê Lao động Mỹ sẽ công bố chỉ số giá tiêu dùng tháng 7 vào thứ Tư (10/8). Nhiều nhà phân tích dự đoán cho mức tăng 8,7%, dù rất cao nhưng đã giảm so với mức tăng cao bất ngờ 9,1% của tháng 6.
“Tâm điểm tuần này là lạm phát và mọi con mắt đang đổ dồn vào báo cáo CPI của Mỹ,” giám đốc đầu tư Jeff Dorman của công ty dịch vụ tài chính Arca bình luận. “Các thị trường đang kỳ vọng dữ liệu lạm phát quan trọng này cuối cùng rồi cũng chậm lại. Có nhiều dấu hiệu cho thấy lạm phát đã đạt đỉnh như giá hàng hóa đã liên tục giảm so với các mức đỉnh của chúng. Về mặt lịch sử, đây là một dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy một sự giảm phát sắp xảy ra.”
Các nhà bình luận đã chỉ ra rằng thị trường chứng khoán Mỹ vẫn có nguy cơ điều chỉnh lớn sau thông báo cáo CPI của Mỹ. Điều này sẽ tác động tới thị trường tiền kỹ thuật số, do 2 thị trường này hiện vẫn có mối tương quan chặt chẽ.
“Tôi nghĩ rằng việc thị trường chứng khoán suy yếu sẽ đẩy giá tiền kỹ thuật số lao dốc,” nhà giao dịch Max Rager bình luận. “Ngoài yếu tố này, có có điều gì có thể gây áp lực bán ra lớn như thị trường đã từng trải qua ở cả hai sự kiện LUNA / 3AC.”
Ông Rager lập luận rằng vì đa số đều dự đoán giá Bitcoin sẽ đi xuống các mức đáy giá của tháng 6 hoặc tệ hơn, đây sẽ không còn là nguyên nhân gây ra ‘mức giá giảm tối đa’ (Max Pain) cho thị trường.
Trong không gian tiền kỹ thuật số, cộng đồng tiền điện tử đã đón nhận một tin tức không mấy tích cực trong ngày 8/8. Cụ thể, Bộ Tài chính Mỹ đã cấm tất cả người Mỹ sử dụng hệ thống trộn tiền kỹ thuật số phi tập trung Tornado Cash. Cùng ngày, Văn phòng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài (OFAC) – cơ quan giám sát có nhiệm vụ ngăn chặn các hành vi vi phạm lệnh trừng phạt – đã thêm Tornado Cash vào danh sách Chỉ định cấp quốc gia. Đây là danh sách kiểm đếm những người, thực thể và các địa chỉ tiền kỹ thuật số bị cấm. Theo Bộ Tài chính Mỹ, Tornado Cash là công cụ chủ chốt của nhóm hacker Lazarus Group – nhóm có liên quan đến vụ hack 625 triệu USD từ Ronin Network của Axie Infinity vào tháng 3 vừa qua.
Xem thêm
- USD/JPY đối mặt với nhiều áp lực giảm giá trong tháng 8
- Warren Buffett rất thích cổ phiếu Apple, và bạn cũng nên như vậy!
- NZD/USD: phe bán nhăm nhe phá thủng DMA 20 tại 0,6229
Bitcoin có khả năng trở thành tài sản phi rủi ro trong năm 2022
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với Cointelegraph, chiến lược gia hàng hóa cấp cao Mike McGlone của Bloomberg nói rằng Bitcoin có khả năng chuyển đổi từ tài sản nhiều rủi ro thành tài sản phi rủi ro vào nửa cuối năm 2022, vì môi trường kinh tế vĩ mô đang cho thấy một cuộc suy thoái.
“Tôi thấy Bitcoin đang chuyển đổi để trở thành một tài sản phi rủi ro nhiều hơn – giống như trái phiếu và vàng, và tính chất của nó với tư cách là một tài sản nhiều rủi ro – như thị trường chứng khoán – đang giảm đi,” ông McGlone dự đoán.
Theo nhà phân tích này, thị trường tiền kỹ thuật số đã thanh lọc tình trạng đầu cơ bung nổ vào năm 2021, và hiện đã chín muồi cho một đợt phục hồi mới.