Tỷ giá AUD/USD đã không có nhiều biến động trong bối cảnh lạm phát tại Australi tăng vượt dự kiến. Điều tương tự được dự báo sẽ xảy ra, nếu giới chức Ngân hàng Dự trữ Australia (RBA), tiếp tục thận trọng trong việc thắt chặt chính sách tiền tệ.

Các số liệu vừa được giới chức Australia công bố cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của nước này trong quý III đã tăng 7,3% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn mức dự kiến 7% của giới chuyên gia, và vượt xa mức 6,1% trong quý II.
Xem thêm: Thị trường chứng khoán bán tháo: có nên mua cổ phiếu Procter & Gamble?
Một điều đáng lưu ý là “chỉ số CPI trung bình lược bỏ” – vốn được coi là thước đo lạm phát ưa thích của Ngân hàng Dự trữ Australia (RBA) cũng ghi nhận xu hướng tăng mạnh. Đây được coi là tín hiệu đáng lo ngại đối với các động lực cơ bản của nền kinh tế Australia.
Ngay sau khi các dữ liệu này được công bố, lợi suất trái phiếu chính phủ Khối thịnh vượng chung Australia (ACGB) đã bật tăng mạnh, trong khi đồng AUD lại bất ngờ đứng yên.
Tâm điểm chú ý của thị trường tài chính hiện đang đổ dồn vào cuộc họp chính sách của RBA sẽ diễn ra trong tháng tới. Trước đó, ngân hàng trung ương này được kỳ vọng sẽ thực hiện một đợt tăng lãi suất thêm 0,25 điểm % trong tháng 11, tương tự như mức tăng trong tháng 10. Các biện bản họp mới công bố cho thấy, dựa trên giả định rằng sự leo thang giá cả sẽ không kéo dài quá lâu, giới hoạch định chính sách RBA kỳ vọng lạm phát sẽ vượt mức 7% vào cuối năm nay, và dần hạ nhiệt trong năm 2022.
Nguồn: Bloomberg, ABS
Tuy nhiên, những số liệu vừa công bố, được dự báo có thể khiến RBA đánh giá lại kế hoạch thắt chặt chính sách tiền tệ của mình. Nhiều ý kiến lo ngại, nếu tiếp tục có thái độ ngần ngại trong việc tăng lãi suất, RBA có thể dẫm vào vết xe đổ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).
Trong năm ngoái, giới chức FED đã nhận định sai lầm rằng, tỷ lệ lạm phát cao tại Mỹ chỉ mang tính nhất thời, và sẽ sớm lắng dịu. Việc FED không hành động trong một thời gian dài, đã khiến lạm phát tại Mỹ trở nên khó kiềm chế hơn, buộc ngân hàng trung ương này phải chữa cháy bằng cách thực hiện 5 đợt tăng lãi suất kể từ đầu năm tới nay, trong đó bao gồm 3 đợt tăng liên tiếp ở mức 0,75 điểm %.
Theo các chuyên gia, mặc dù áp lực tiền lương tại Australia hiện không phải là quá mạnh, việc lạm phát được duy trì ở mức cao trong thời gian dài, có thể sẽ khiến các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc tuyển dụng lao động. Các công ty sẽ phải nhượng bộ nhiều hơn trong đàm phán lương, và chấp nhận chi trả cho người lao động mức lương cao hơn. Bên cạnh đó, nhiều lao động cũng sẽ có xu hướng bỏ việc để chuyển sang các chỗ làm có mức lương cao hơn.
Với nguồn thu nhập tăng lên đáng kể, các nhóm người lao động này sẽ có điều kiện tài chính dồi dào hơn để chi trả cho hàng hóa và dịch vụ. Nhu cầu chi tiêu tăng lên trong khi nguồn cung vẫn hạn chế sẽ thúc đẩy lạm phát tăng cao hơn nữa.
Do vậy, theo các chuyên gia, việc RBA lỏng tay trong chính sách tài khóa nhiều khả năng sẽ khiến lạm phát tiếp tục gia tăng. Ngược lại, nếu áp dụng một chính sách tài khóa không quá nới lỏng, RBA vẫn còn dư địa để thắt chặt tiền tệ nhẹ tay hơn khi cần thiết. Thị trường dự báo, trong trường hợp RBA chỉ tăng lãi suất thêm 0,25 hoặc 0,5 điểm % trong cuộc họp tuần tới, tỷ giá AUD/USD nhiều khả năng sẽ không có thay đổi đáng kể.
Trước đó, chính phủ Australia cũng đã công bố ngân sách hàng năm vào tối thứ Ba, trong đó, điểm đáng chú ý nhất là sự cân bằng giữa mức chi tiêu và thuế. Theo giới chức Australia, giá năng lượng dự kiến sẽ tăng cao hơn đáng kể trong 18 tháng tới nhưng sẽ không có biện pháp trợ giá nào được triển khai.
Xem thêm: GBP/USD hướng về mục tiêu 1,1061
AUD/USD, lợi suất trái phiếu Australia kỳ hạn 3 năm và lợi suất trái phiếu Australia kỳ hạn 10 năm
Lạm phát Australia | CPI toàn phần quý III/2022 | CPI trung bình lược bỏ quý III/2022 | Lạm phát mục tiêu |
Thực tế (YoY) | 7,3% | 1,8% | 2-3% |
Dự báo (YoY) | 7,0% | 5,5% | 2-3% |
Thực tế (QoQ) | 6,1% | 1,8% |
|
Dự báo (QoQ) | 1,6% | 1,5% |
|