Giá dầu giảm tín hiệu liên quan đến trần nợ của Mỹ
Giá dầu giảm vào đầu phiên giao dịch tại thị trường châu Á trong bối cảnh giới đầu tư thận trọng hơn trước các tín hiệu liên quan đến trần nợ của Mỹ. Vàng đen trước đó tăng gần 3% khi nhu cầu nhiên liệu của Mỹ dự kiến tăng.

Cụ thể, dầu thô Brent kỳ hạn giảm 20 xu, tương đương 0,3%, xuống 76,76 USD/thùng vào lúc 09h28 giờ Việt Nam. Dầu thô WTI của Mỹ cũng giảm 20 xu xuống còn 72,63 USD/thùng.
Dự trữ xăng của Mỹ giảm mạnh do nhu cầu tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2021 và sự lạc quan xung quanh các cuộc đàm phán về trần nợ của Mỹ, đã giúp các tiêu chuẩn dầu thô chính tăng hơn 2 USD trong phiên ngày 17/5.
Tổng thống Joe Biden và nghị sĩ hàng đầu của Đảng Cộng hòa Kevin McCarthy đã quyết tâm sớm đạt được thỏa thuận nhằm nâng trần nợ 31,4 nghìn tỷ USD của chính phủ liên bang và tránh nguy cơ vỡ nợ.
Trong bối cảnh năng lượng khan hiếm và thời tiết cực đoan gia tăng, nhiều quốc gia lo ngại tình trạng cắt điện.
Giám đốc điều hành Tập đoàn Truyền tải Segomoco Scheppers cho biết công ty điện lực nhà nước Nam Phi Eskom có thể phải thực hiện cắt điện ở mức độ “Giai đoạn 8” nếu các biện pháp can thiệp không hiệu quả.
Việc cắt điện “Giai đoạn 8” nhằm mục đích tiết kiệm 8.000 megawatt trong lưới điện quốc gia và tình trạng cắt điện có thể kéo dài lâu hơn.
Eskom vẫn chưa vượt qua giai đoạn cắt điện “Giai đoạn 6”, nhưng nhiều hộ gia đình và doanh nghiệp đã phải đối mặt với tình trạng mất điện hơn 10 giờ mỗi ngày khi Nam Phi đối mặt với cuộc khủng hoảng điện tồi tệ nhất được ghi nhận.
Giám đốc điều hành Tập đoàn Truyền tải Segomoco Scheppers chia sẻ rằng “Đây sẽ là một mùa đông rất khó khăn đối với năng lượng. Giới chức đang tìm cách xoa dịu lo ngại về sự cố mất điện toàn quốc.”
Nhiều khu vực tại Mỹ và một số khu vực ở Canada, nơi sinh sống của khoảng 165 triệu người, có thể phải đối mặt với tình trạng thiếu năng lượng trong thời kỳ nắng nóng khắc nghiệt vào mùa hè này.
Trong báo cáo triển vọng mùa hè được công bố hôm thứ Tư, North American Electric Reliability Corp (NERC) cảnh báo rằng, các khu vực như miền Tây, Trung Tây, Texas, Đông Nam và New England của Mỹ, cùng với Ontario ở Canada, có nguy cơ cao “không đủ điện dự trữ để hoạt động trên mức bình thường”.

Xem thêm: Lo ngại về nguồn cung đẩy giá dầu đi lên
Còn tại Anh, tập đoàn Repsol đầu tư 550 triệu USD vào các dự án năng lượng tái tạo đầu tiên của Italy.
Công ty dầu mỏ Tây Ban Nha Repsol (REP.MC) sẽ phát triển hơn 1,7 gigawatt (GW) các dự án năng lượng tái tạo ở Italy, trị giá khoảng 500 triệu euro (550 triệu USD).
Một số công ty dầu khí châu Âu như Shell và BP đã bày tỏ sự thận trọng về việc chuyển hướng sang năng lượng tái tạo trong những tháng gần đây sau khi đạt được mức lợi nhuận kỷ lục nhờ giá dầu và khí đốt bội thu. Tuy nhiên, Joao Costeira – giám đốc điều hành bộ phận Low Carbon của Repsol cho biết Repsol đã lên kế hoạch bám sát nguyên tắc này để hướng tới mục tiêu tái tạo năng lượng.
Giám đốc Joao Costeira chia sẻ: “Chúng ta không bao giờ nhầm lẫn giữa sự gián đoạn trên thị trường hoặc những cú trượt giá – bất kể mức độ quan trọng và kịch tính như trong trường hợp tác động của căng thẳng tại Ukraine với các xu hướng dài hạn.
Repsol có mục tiêu tăng công suất tái tạo lên 6 GW trên toàn cầu vào năm 2025 và 20 GW vào năm 2030, tăng từ khoảng 2 GW hiện nay.
Hơn nữa ông Joao Costeira cảm thấy thoải mái với các mục tiêu mà công ty đã đặt ra, cả về số lượng và lợi nhuận.
Lợi nhuận thu được từ các dự án tái tạo đã chịu áp lực trong vài năm qua do chi phí hàng hóa và linh kiện tăng cũng như các vấn đề về chuỗi cung ứng.
Tuy nhiên, ông Costeira cho biết mục tiêu đạt được lợi nhuận hai con số từ các khoản đầu tư vào năng lượng tái tạo của Repsol vẫn có thể đạt được.

Bên cạnh đó, ông nhận định rằng trong bối cảnh giá năng lượng tăng, giá chứng chỉ xanh tăng và giá của một số thành phần ổn định.
Bên cạnh đó, Repsol cũng tin rằng năm tới sẽ là năm chuyển tiếp trong trung hạn, do đó mục tiêu năng lượng tái tạo rất có triển vọng.
Repsol cho biết họ dự kiến sẽ chi khoảng 1/4 vốn đầu tư cho các dự án năng lượng tái tạo trong năm nay.
Danh mục đầu tư của Italy sẽ bao gồm 943 megawatt (MW) năng lượng gió và 825 MW năng lượng mặt trời, với việc xây dựng các dự án đầu tiên sẽ bắt đầu vào cuối năm nay và đầu năm sau với hầu hết danh mục đầu tư sẽ đi vào hoạt động từ năm 2025.
Phần lớn danh mục năng lượng tái tạo hiện có của Repsol là ở Tây Ban Nha với một số công suất cũng ở Mỹ, Chile và Bồ Đào Nha.
Hoa Nguyễn – theo reuters